fbpx

Đầu tư tài chính dài hạn và rủi ro

Đầu tư tài chính dài hạn và rủi ro

“Tiền đứng yên là tiền chết”

20 năm trước thì tô phở có giá 5.000 VNĐ, hiện nay một tô phở có giá từ 30.000 VNĐ. Vẫn giá trị là tô phở đó nhưng chúng ta cần nhiều tiền hơn để mua nó.

Bây giờ bạn có thể kiếm được 10 – 20 triệu một tháng đủ cho sinh hoạt hàng tháng. Nhưng 20 – 30 năm nữa bạn về hưu. Với số tiền lương hưu ít ỏi đó thì cuộc sống của bạn ra sao?

Đã đến lúc chúng ta phải sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan hơn để sau này, tiền đẻ ra tiền nuôi được chính bản thân ta và cho chúng ta một cuộc sống tốt hơn.

https://www.youtube.com/watch?v=eB6TRCgjR7U&feature=youtu.be
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ

*Mọi thông tin sẽ được bảo mật

1. Đầu tư là gì

Khái niệm trong tài chính thì đầu tư chính là đặt một số tiền của bản thân (phần tiền không tách biệt với tài sản) vào một sản phẩm với kỳ vọng sẽ tăng giá trong một khoảng thời gian nhất định. Việc giá sản phẩm tăng theo thời gian chính là lợi nhuận mà chúng ta hướng tới. (Theo wikipedia).

Như vậy, khi chúng ta đang còn sức làm việc, còn sức để làm ra tiền, thì chính là lúc chúng ta trích một phần trong tiền lương để đầu tư. Chính việc đầu tư tài chính dài hạn này sẽ là tiền đề lớn cho một cuộc sống sung túc về sau.

2. Đầu tư dài hạn – đầu tư ngắn hạn? Nhà đầu tư nghiệp dư nên bắt đầu tư từ đâu

Đầu tư cần một khoảng thời gian nhất định để tiền có thể sinh ra tiền. Vậy khoản thời gian đó được xác định như thế nào?

Chúng ta có thể chia khoảng thời gian đầu tư thành dài hạn và ngắn hạn.

Thời gian chúng ta giữ sản phẩm trong tay hơn 5 năm được gọi là đầu tư dài hạn.

Và ngược lại thời gian đầu tư vào 1 sản phẩm dưới 5 năm được gọi là đầu tư ngắn hạn.

Chúng ta là những nhà đầu tư nghiệp dư, chân ướt chân ráo chưa đủ kinh nghiệm đầu tư nên khi bước vào thị trường cần phải xem xét nhiều khía cạnh.

Chứng khoán Việt Nam, rất nhiều người sau một đêm ngủ dậy mất 3 tỷ. Có những người làm giàu rất nhanh nhờ chứng khoán.

Đầu tư tài chính dài hạn - chứng khoán
Đầu tư tài chính dài hạn – chứng khoán tăng trưởng (Nguồn: Lâm Minh Chánh)

Nhưng để hiểu thị trường tăng trưởng như thế nào chúng ta cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của sàn chứng khoán Việt Nam. Có người thắng lớn – có người thua đậm. Khi nhìn biểu đồ tăng trưởng chứng khoán từ 20 năm trước cho đến nay, biên độ có khi lên khi xuống nhưng nếu so sánh thời gian năm 2000 và năm 2020 thì đạt tăng trưởng vào khoảng 10.8%.

Đối với đầu tư tài chính ngắn hạn

Thì bạn cần là một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư đó. Có khi tỷ suất lợi nhuận đạt đến 20 – 30%. Kèm theo đó là nhiều rủi ro.

3. Rủi ro trong đầu tư tài chính

Đầu tư như một cuộc chơi, có người thắng có người thua. Nên chúng ta chấp nhận đầu tư để có cuộc sống về sau sung túc hơn thì cũng phải chấp nhận rủi ro.

Rủi ro luôn tồn tại.

Chúng ta phải biết rủi ro để hạn chế nó ở mức tối thiểu. Trong đầu tư chúng ta sẽ có 3 rủi ro chính là:

3.1 Rủi ro mất hết vốn

  • Ví dụ như đầu tư vào một công ty, không may nó phá sản. Thì chúng ta mất hết vốn, trên tay chỉ còn tờ giấy chứng nhận cổ đông.
  • Đầu tư vào những dự án ma như Alibaba thì mất trắng.
  • Đầu tư vào các sàn chứng khoán Quốc tế, số tiền đầu tư thì vào tài khoản các công ty lừa đảo và chúng ta thì không được pháp luật bảo vệ.

3.2 Rủi ro không đạt được tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng

  • Đầu tư vào một công ty với tỷ suất kỳ vọng 20%/năm. Nhưng do thị trường của ngành hàng đó không cao nên đến đáo hạn đầu tư thì tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 5% (vừa đủ mức lạm phát – coi như không đầu tư).
  • Hay là đầu tư vào cổ phiếu một công ty với kỳ vọng tăng gấp 100 lần. Nhưng do khủng hoảng kéo dài nên nó giảm đến 90%.

3.3 Rủi ro tính thanh khoản

  • Đầu tư một miếng đất với giá 1 tỷ nhưng do thị trường đóng băng nên sau 10 năm rao giá 3 tỷ không ai đến mua.
  • Đầu tư vào một cổ phiếu tỷ suất lợi nhuận hơn 30%. Nhưng hiện tại thị trường quá ít giao dịch. Đặt lệnh bán lên đến cả 1 – 2 tuần nhưng không khớp lệnh.
đầu tư tài chính dài hạn - rủi ro
đầu tư tài chính dài hạn – rủi ro

4. Tại sao chúng ta phải đầu tư tài chính dài hạn

Đầu tư dài hạn là phần chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống về sau. Khi chúng ta già đi, về hưu, không còn sức lao động thì chính đồng tiền sinh ra sẽ giúp chúng ta làm chủ được cuộc sống này mà không phụ thuộc.

Về mục tiêu tài chính cá nhân được chia làm 4 loại sau:

  • An toàn tài chính: Khi chúng ta có thể nghỉ làm 1 năm, nguồn tài chính vẫn đủ để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của chúng ta trong 1 năm đó. Khi đó tài chính cá nhân được an toàn. 
  • Đảm bảo tài chính: tương tự như an toàn tài chính và cộng thêm 50% các nhu cầu khác trong 1 năm đó.
  • Độc lập tài chính: Quỹ tài chính của chúng ở cái tuổi không làm việc vẫn đáp ứng được cuộc sống tương đương hiện tại (Tính cả lạm phát).
  • Tự do tài chính: Quỹ tài chính có thể cung ứng cho chúng ta một cuộc tốt hơn hiện tại mà không cần làm việc.
tại sao chúng ta phải đầu tư tài chính dài hạn
tại sao chúng ta phải đầu tư tài chính dài hạn

Như vậy, nhận ra mục tiêu tài chính cá nhân cực kỳ quan trọng. Để thực hiện được từng nấc của mục tiêu đó, ở bất kỳ độ tuổi nào chúng ta cũng phải nghĩ đến việc đầu tư tài chính cá nhân.

Để phục vụ cho nhu cầu sống của chúng ta trong giai đoạn tương lai.

Bài viết tạm dừng ở mức độ đưa chúng ta về hệ quy chiếu chung. Đảm bảo rằng chúng ta phải hiểu đầu tư là gì? Đầu tư tài chính dài hạn sẽ tốt hơn cho chúng ta như thế nào? Và tại sao chúng ta cần phải đầu tư tài chính cá nhân.

Ở những bài tiếp theo, tôi (một người ở độ tuổi như các bạn) cũng đang tìm kiếm kênh đầu tư tài chính cá nhân lâu dài để có thể thực hiện mục tiêu kia.

Hãy đăng ký ngay để nhận thêm nhiều bài viết về đầu tư của An Khang Real.


CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ

*Mọi thông tin sẽ được bảo mật

Gọi ngay
Messenger
Zalo
Bản đồ