fbpx

Đầu tư tài chính dài hạn – Gửi tiết kiệm ngân hàng

tài chính dài hạn - gửi tiết kiệm ngân hàng

Đầu tư tài chính dài hạn ở bài viết trước đã đưa chúng ta về cùng hệ quy chiếu khi. Theo nghiên cứu và đánh giá của ông Lâm Minh Chánh thì đầu tư dài hạn sẽ bền vững hơn.

Vì chúng ta là những nhà đầu tư không chuyên, ở phương diện ngắn hạn hay còn gọi là chớp thời cơ là cách thức đầu tư khó khăn.

Nhắm đến mục tiêu đầu tư tài chính an toàn, hiệu quả thì phương thức dài hạn là lời giải cho những người trẻ, chập chững bước vào thị trường như tôi và các bạn.

CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ

*Mọi thông tin sẽ được bảo mật

1. Đầu tư tài chính dài hạn bao gồm những gì?

Hay nói cách khác là đầu tư tài chính gồm những kênh nào.

Việc nắm thông tin tổng quát là một phần không thể thiếu trước khi lựa chọn kênh đầu tư. Vậy đầu tư tài chính dài hạn bao gồm 8 kênh:

  1. Gửi tiết kiệm ngân hàng
  2. Trái phiếu doanh nghiệp – trái phiếu chính phủ
  3. Cổ phiếu – cổ tức doanh nghiệp
  4. Chứng khoán
  5. Vàng – Đô la
  6. Chứng chỉ quỹ
  7. Bảo hiểm – bảo hiểm đầu tư
  8. Bất động sản
tài chính dài hạn - 8 kênh đầu tư
tài chính dài hạn – 8 kênh đầu tư

Theo khái niệm và góc nhìn của bản thân, bài viết sẽ nhóm lại gồm 8 kênh đầu tư. Mong rằng những kiến thức tìm hiểu thông tin thị trường sẽ được tổng hợp của bài viết sẽ được các bạn đón nhận.

Bài viết sẽ không phân tích sâu để bạn trở thành một chuyên gia để đi tư vấn. Nhưng bài viết sẽ tổng hợp thông tin để bạn trở thành một nhà đầu tư nghiệp dư.

Và đặc biệt là “không bỏ tất cả các trứng vào cùng 1 rổ” – bạn sẽ có những quyết định khác để chia phần tài chính của mình cho 2 – 3 kênh đầu tư cùng lúc.

Điều đó sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro trong đầu tư tài chính dài hạn.

2. Gửi tiết kiệm ngân hàng – có phải đầu tư tài chính dài hạn?

Ở bài viết của tuần này chúng ta sẽ đi tìm hiểu kênh đầu tư được xem là an toàn và phổ biến ở Việt Nam đó là gửi tiết kiệm ngân hàng.

Khái niệm đơn giản: bạn sẽ gửi số tiền nhàn rỗi của mình chưa cần dùng đến vào ngân hàng với kỳ hạn nhất định. Ngân hàng dùng số tiền đó sẽ đi cho các doanh nghiệp vay hoặc có các gói hỗ trợ tài chính khác để thu lợi nhuận.

Lợi nhuận thu được, 1 phần sẽ trả cho bạn theo tỷ suất sinh lời ở mức chấp nhận được, 1 phần sẽ là phần lãi ngân hàng được hưởng.

Ví dụ như ngân hàng sử dụng tiền tiết kiệm của mình để cho vay mua nhà.

Xem thêm bài viết: [Cập nhật 2020] – Lãi suất cho vay của ngân hàng để mua nhà

Lãi suất cho vay ngân hàng khi mua nhà
Lãi suất cho vay ngân hàng khi mua nhà

Tùy vào kỳ hạn của bạn thì lãi bạn nhận được cao hay thấp.

Như đã nói chúng ta sẽ nghiên cứu về tài chính dài hạn – ở bài viết trước có nói dài hạn là trên 5 năm. Nhưng hiện nay các ngân hàng đều chỉ mới tính cho khách hàng kỳ hạn cao nhất là 36 tháng ( 3 năm).

Nên khi kết thúc 3 năm đó, chúng ta vẫn có thể để cả vốn lẫn lãi ở đó thêm một kỳ hạn mới để tiếp tục cho quy trình đầu tư dài hạn.

Vì sao gửi tiết kiệm ngân hàng trở thành kênh truyền thống của Việt Nam?

Bởi vì hiện nay ngân hàng nhà nước đang giám sát để đảm bảo rủi ro phá sản của các ngân hàng. Trước đây ngân hàng nhà nước sẽ đảm bảo cho ngân hàng không phá sản để có được lòng tin gửi tiền tiết kiệm. Dòng tiền sẽ lưu thông trên thị trường nhanh hơn – kinh tế phát triển hơn.

Nhưng hiện nay luật phá sản của ngân hàng đã được thông qua. Qua đó các ngân hàng phải tự nâng cao uy tín, có những chủ trương phát triển đúng đắn để phát triển.

Nếu ngân hàng phá sản, đền bù cho khách gửi tiền cao nhất là 75 triệu đồng.

Tôi xin nhắc lại – “Trong đầu tư tài chính – Rủi ro luôn tồn tại”.

3. Những điều cần biết trước khi gửi tiết kiệm ngân hàng

Nắm vững kỳ hạn tiết kiệm

Kỳ hạn tiết kiệm là khoảng thời gian xác định tính lãi cho số tiền khách hàng gửi vào ngân hàng. Kỳ hạn càng dài, tỷ suất lợi nhuận càng cao.

Như vậy, để có lãi suất tốt nhất thì bạn nên gửi tiết kiệm phần tiền nhàn rỗi của mình. Phải xác định số tiền đó mình sẽ không dùng đến trong 5 – 10 năm, khi đó lãi suất sinh lời cho bạn sẽ là cao nhất.

Cách tính lãi suất tiết kiệm

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng thường được hiểu là lãi suất %/năm. Công thức tính:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi / 365

Ví dụ bạn gửi số tiền 100 triệu với lãi suất 7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng từ ngày 1/1/2020 đến 1/7/2020, số tiền lãi nhận được là:

Số tiền lãi = 100.000.000 x 7% x 181 / 365 = 3.371.233

Như vậy khi đáo hạn (hết kỳ hạn gửi) – bạn rút hết tiền ra sẽ được 103.371.233 VNĐ

Nhưng khoan hãy rút ra số tiền đó. Bạn phải đọc phần lưu ý tiếp theo để trở thành một nhà đầu tư khôn ngoan.

Sức mạnh của lãi kép

Lãi kép là điều mà tất cả nhà đầu tư từ chuyên nghiệp cho đến nghiệp dư đều mong muốn. Nếu lựa chọn kênh đầu tư dài tài chính dài hạn một cách khôn ngoan thì lợi nhuận sinh ra.

Theo như bài toán trên, bạn sẽ có như sau:

100.000.000 VNĐ trong kỳ hạn 6 tháng sẽ sinh ra 3.371.233 VNĐ lợi nhuận.

3.371.233 VNĐ khi đó cũng sinh ra lợi nhuận trong 6 tháng theo bài toán trên là: 117.023 VNĐ.

Như vậy lợi nhuận sinh ra lợi nhuận. 

Nhà bác học Albert Einstein từng nói: “Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những ai vận dụng được nó sẽ nhận sự giàu có, còn những ai không hiểu… sẽ phải trả giá cho nó“.

4. Tỷ suất tiết kiệm của một số ngân hàng lớn


lãi suất ngân hàng - đầu tư tài chính dài hạn



CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ

*Mọi thông tin sẽ được bảo mật

Gọi ngay
Messenger
Zalo
Bản đồ