Nội dung bài viết
Thế chấp nhà – Không ít trường hợp dù đang thế chấp ngân hàng nhưng vẫn cố tình bán nhà đất, do đó để không bị lừa, bên dưới là 06 cách kiểm tra nhà đất có bị thế chấp hay không.
1. Kiểm tra thông tin của Giấy chứng nhận
Theo quy định của pháp luật thì nội dung trong các trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận;
Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì các nội dung của Giấy chứng nhận quy định tại do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, hợp đồng hoặc văn bản nhận chuyển quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại các Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có nội dung hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì ghi nội dung hạn chế theo giấy tờ đó.
Trong các trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình đã được công bố, cắm mốc thì ghi “Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình… (ghi tên của công trình có hành lang bảo vệ)”; hoặc ghi “Thửa đất có… m2 đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình…” đối với trường hợp một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình. Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì ghi “Số hiệu và diện tích thửa đất chưa được xác định theo bản đồ địa chính”.
Thông thường tài sản đang thế chấp ngân hàng hợp pháp thì do bên nhận thế chấp giữ bản chính và được cơ quan có thẩm quyền đóng dấu và ghi dòng chữ: “Đã thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng … theo hợp đồng số …” ở Giấy chứng nhận, mặt số ba hoặc số bốn của Giấy chứng nhận. Trường hợp người bán muốn giấu thông tin thế chấp, có thể họ chỉ cho bạn xem bản photo hoặc sẽ gỡ tờ đó ra. Khi quan sát sẽ thấy ở một góc, cạnh nào đó của Giấy chứng nhận chỉ có một nửa dấu giáp lai hoặc dấu của kim bấm, bạn cần lưu ý các điểm này.
2. Tra cứu thông tin tại các phòng công chứng
Thông tin về thế chấp ngân hàng cũng có thể tra cứu được ở các văn phòng công chứng, bạn chỉ bản photo Giấy chứng nhận là có thể nhờ họ tra cứu thông tin về thế chấp hoặc một số thông tin khác liên quan đến việc ngăn chặn giao dịch của nhà đất, việc tra cứu này thường là miễn phí hoặc chi phí để thực hiện rất ít tùy vào phòng công chứng.
3. Kiểm tra thông tin tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền
Thông thường, người mua nhà đất sẽ kiểm tra thông tin về thế chấp bất động sản tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai. Khi tìm hiểu về nhà đất định mua, muốn mua, bên mua đề nghị bên bán photo một giấy chứng nhận để kiểm tra tình trạng của nhà đất đó.
Tuy nhiên, việc này chỉ có hiệu quả khi bên bán thế chấp cho ngân hàng, nếu bên bán thế chấp cho cá nhân hoặc tổ chức cho vay nóng, lãi cao thì cách thứ hai và thứ ba không hiệu quả. Việc vay nóng, lãi cao dù có vô hiệu cũng ảnh hưởng đến việc mua và sử dụng nhà đất.
Nếu chủ sở hữu tặng, cho một phần/toàn bộ thửa đất đã cấp sổ đỏ để làm đường giao thông, thủy lợi hoặc công trình công cộng thì tìm hiểu Khoản 4 Điều 1 Thông tư 9/2021 sửa đổi, bổ sung khoản 16 Điều 18 Thông tư 23/2014 để biết thông tin chi tiết.
Khoản 5 Điều 1 Thông tư 09/2021 bổ sung cách ghi khi có thửa đất được tách ra để cấp riêng sổ đỏ: Trường hợp trên sổ đỏ đã cấp chung cho nhiều thửa đất, có thửa đất được tách ra để cấp riêng một sổ đỏ thì trên sổ đỏ đã cấp ghi “Thửa đất… (ghi số thửa, số tờ bản đồ) diện tích… m2 được tách ra để cấp riêng Giấy chứng nhận; theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”.
4. Tìm hiểu thông tin hàng xóm nhà đất bạn dự định mua
Với việc thế chấp cho các cá nhân để vay nóng vay, lãi cao hay không thì bạn không thể kiểm tra nó thông qua văn phòng đăng đất đai hoặc văn phòng công chứng được. Bởi vậy, bạn cần tìm hiểu thông tin những người dân địa phương cũng là một cách hiệu quả.
5. Bí mật điều tra nhà đất bạn dự định mua
Có thể bí mật quan sát nhà đất mình dự định mua (như đóng vai là xe ôm, người giao hàng,…) để coi tình hình an ninh tại khu vực này như thế nào, có ai tới siết nợ, có thật nhà đất đó là của người rao bán hay không. Đây cũng là cách để đảm bảo sự an toàn, chắc chắn trước khi quyết định mua nhà đất.
6. Lưu ý vấn đề đặt cọc khi mua nhà đất
Nếu người bán đang giấu diếm thông tin liên quan đến thế chấp hoặc thực hiện các hành vi ảnh hưởng đến giao dịch thì hợp đồng đặt cọc là bằng chứng quan trọng để bạn bảo vệ lợi ích của mình. Cần lưu ý, hợp đồng đặt cọc phải nêu đầy đủ chi tiết thống nhất như: nhân thân của cả hai bên, thời gian và địa điểm đặt cọc, nhà đất mua bán và đặc điểm, giá trị mua bán, tiền đặt cọc và cách thức thanh toán, xác định bên chịu thuế phí và lệ phí, xử lý tiền đặt cọc,…
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN KHANG
An Khang Real hiện nay đang là một trong những đại lý phân phối chính thức của dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiết, NovaWorld Hồ Tràm. Với sự uy tín và kinh nghiệm của mình; chúng tôi cam kết mang lại những sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng.
Mọi thông tin, tin tức xin liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể.
Địa chỉ: 236/6 Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: 0822 6789 33 (Kinh doanh)
Email: marketing@ankhangreal.vn
NHẬN BẢNG GIÁ VÀ THÔNG TIN DỰ ÁN MỚI NHẤT