fbpx

Pháp lý bất động sản – Thách thức lớn cho nhà đầu tư nước ngoài

Pháp lý bất động sản - thử thách lớn cho nhà đầu tư nước ngoài

Hành lang pháp lý về bất động sản nghỉ dưỡng chưa đồng bộ, nhiều dự án trong quá trình đình trệ, cam kết lợi nhuận của condotel “thất bại”,… Năm 2019 vừa qua là một năm đầy biến động với thị trường bất động sản. Điều đó gây tác động không nhỏ đến nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam định hướng phát triển đô thị ở mức 50% vào năm 2025, cao hơn so với năm 2018 là 12%. Đây là dự báo của Ngân hàng Thế Giới và Chính Phủ.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12 nguồn vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) vào Việt Nam đạt 38 tỷ USD, tăng 7.2% so với cùng kỳ năm 2018. Đây cũng là con số cao nhất trong vòng 10 năm qua. Trong đó TOP đầu ngành thu hút vốn là bất động sản.

Biến động của thị trường Bất động sản Việt Nam 2019
Biến động của thị trường Bất động sản Việt Nam 2019

Theo thống kê của HoREA (hiệp hội bất động sản TP.HCM), năm 2019 có tổng nguồn cung bất động sản giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Theo nhận định của Chủ tịch HoREA nếu theo tình hình này thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp không thể trụ lại thị trường.

Ngoài các vấn đề về hành lang pháp lý và sự biến động của thị trường bất động sản những năm 2018 – 2019 thì một trong những thách thức lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài chính là thời gian để hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục so với quốc gia của họ.

Ông Michael Piro – COO Indochina Capital có chia sẻ rằng: “Tôi dự kiến sẽ phải mất 18 – 24 tháng nữa để hệ thống hành chính có thể hoạt động với tốc độ tốt hơn và chỉ sau đó nguồn cung bất động sản mới phát triển mạnh. Tôi nghĩ Việt Nam cần cải thiện được quá trình này vì chắc chắn sẽ thu hút FDI hơn nữa, giúp Quốc Gia bứt phá trong phát triển kinh tế”.

Ông Michael Piro – COO của Indochina Capital

Theo các nhà đầu tư nước ngoài, có 3 thị trường sở hữu tiềm năng phát triển là khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng và nhà ở. Trong đó, vấn đề pháp lý đang ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường nhà ở và thị trường du lịch nghỉ dưỡng ở phân khúc condotel khi nhu cầu ở tất cả phân khúc này đều đang rất cao.

Trong bối cảnh khó khăn pháp lý hiện nay, theo tìm hiểu, có nhiều nhà đầu tư đã nhanh chóng thay đổi chiến lược khi chuyển nhượng lại dự án để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có nhà đầu tư ngoại tiếp tục duy trì kế hoạch kinh doanh chờ qua giai đoạn khó khăn.

Theo các nhà đầu tư ngoại, Chính phủ Việt Nam cần phối hợp cùng với những đơn vị tư vấn, những đơn vị đầu tư phát triển lớn từ khối tư nhân để sớm có những thay đổi trong việc xây dựng một quy chế pháp lý rõ ràng hơn cho những loại hình bất động sản phát triển ở Việt Nam trong tương lai.

Đội ngũ nghiên cứu thị trường An Khang Real luôn cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản Việt Nam. Quý khách hàng sẽ sở hữu trọn bộ “Tài liệu nghiên cứu” này chỉ bằng một bước đăng ký

[elementor-template id=”5366″]

Gọi ngay
Messenger
Zalo
Bản đồ