Nội dung bài viết
Thị trường mua bán căn hộ hình thành trong tương lai tại các thành phố lớn đang đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề chỗ ở của nhiều người.
Sau cú lừa từ vụ việc tòa nhà La Bonita một câu hỏi đặt ra vậy chế tài nào để xử phạt chủ đầu tư đồng thời để bảo vệ người mua căn hộ.
1. Khởi tố vụ án liên quan đến tòa nhà La Bonita
Vụ việc lãnh đạo tòa nhà La Bonita địa chỉ (đường D2, quận Bình Thạnh, TP.HCM) với thủ đoạn vẽ thêm tầng, thay đổi mã căn hộ tại dự án chung cư để bán 1 căn hộ chung cư cho nhiều người xảy ra vào cuối tháng 3/2018 khi Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM nhận được đơn tố giác của người dân tại chung cư La Bonita.
Ngày 18.2.2019 Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án.
Đến ngày ngày 27.2.2020, Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Bảo Trinh (47 tuổi, Công ty Nam Thị), Tô Văn Chí Tâm (37 tuổi) và Hoàng Thái Anh (36 tuổi, cùng nguyên là giám đốc Công ty Nam Thị) để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo đơn tố giác, chủ đầu tư tòa nhà La Bonita đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.
Đến nay kết quả điều tra xác định có tổng cộng 30 căn hộ ký trùng hợp đồng bán cho 72 người với số tiền mua căn hộ tổng cộng hơn 190 tỷ đồng.
2. Từ 2 đến 3 người cùng sở hữu 1 căn hộ .
Theo điều tra ban đầu từ công an, Công ty Nam Thị là chủ đầu tư dự án cao ốc văn phòng, căn hộ có tên là chung cư La Bonita có quy mô 14 tầng (4 tầng cao ốc văn phòng, 10 tầng có 60 căn hộ).
Công an cũng xác định bị can Vũ Bảo Trinh là người trực tiếp điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động tại Công ty Nam Thị. Tô Văn Chí Tâm, Hoàng Thái Anh là người đại diện pháp luật Công ty Nam Thị đứng ra ký kết hợp đồng mua bán căn hộ dự án chung cư La Bonita với khách hàng.
Nội dung sự việc được các khách hàng của tòa nhà La Bonita phản ánh lại cụ thể:
Theo phản ánh của khách hàng Nguyễn Thị Thanh Chung, năm 2014 chị mua 2 căn hộ A2-Lily, tại tầng 14 và B1-05 dự án La Bonita.
Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư đã thay đổi mã căn, mã tầng để bán 2 căn hộ này cho nhiều người khác, trong đó căn hộ ở tầng 14 bán trùng cho bà Nguyễn Thị Thanh, nay đã được bà Thanh bán lại cho một người khác.
Đồng thời Bà Nguyễn Thị Thanh xác nhận đã mua trùng căn hộ với chị Chung và cho biết thêm bà mua cả một sàn thương mại ở La Bonita với giá 20 tỷ đồng. “Nhưng sau đó tôi mới biết số tài sản này bị bán cho nhiều người khác. Họ bán cho tôi xong rồi đổi mã tầng, mã căn hộ để làm hợp đồng với khách hàng khác”, bà Thanh bức xúc.
Trường hợp của Ông H. (Q.3, TP.HCM) mua căn hộ số A3-13 (sau này được đổi thành mã số A1.1-15) chung cư La Bonita từ năm 2017 với giá 2,8 tỷ đồng.
Do chưa có nhu cầu sử dụng nên ông H cho công ty Nam Thị thuê lại với giá 15 triệu/ tháng.
Tháng 10-2018, ông H. lên thăm nhà và phát hiện có người đang sửa chữa căn hộ của ông, người này cho biết gia đình họ đã mua lại căn hộ này.
Ngoài ra, rất nhiều khách hàng khác cũng đưa ra các hợp đồng, văn bản, chứng từ thể hiện tình trạng căn hộ của họ đã bị bán cho người khác.
Từ chối nhận trách nhiệm
Sau khi sự việc bị phát hiện, những người thuộc công ty Nam Thị dùng nhiều thủ đoạn gian dối để che giấu đồng thời giải thích quanh co, hứa hẹn sẽ trả lại căn hộ hoặc trả lại tiền.
Thế nhưng, trên thực tế lại không giải quyết, sau đó làm thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu doanh nghiệp để trốn tránh.
Nhiều khả năng khách hàng có thể trắng tay hoặc mất thời gian khá lâu để lấy lại số tiền của mình.
Trong lúc vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm thì cổ đông cũ Công ty Nam Thị đã chuyển nhượng 100% cổ phần cho Công ty Angel Homes.
Điều này khiến khách hàng lo ngại việc đòi quyền lợi, tài sản của họ tại La Bonita càng khó khăn hơn
Vụ việc tương tự như La Bonita trước đây đã từng xảy ra đối với dự án Gia Phú (quận Thủ Đức) do công ty Gia Phú Land làm chủ đầu tư.
Tại dự án này khách hàng cũng đã đóng tiền cho chủ đầu tư nhưng sau đó phát hiện Gia Phú đã bán một căn hộ cho nhiều người.
Sau đó dự án này ngừng thi công, chủ đầu tư bỏ trốn và bị truy nã. Hàng trăm người mua nhà tại dự án này suốt nhiều năm đội đơn kêu cứu nhưng vẫn chưa được giải quyết.
3. Tài sản đã đem đi thế chấp vẫn cố tình rao bán cho khách hàng.
Theo như điều tra, trước đó vào năm 2010, công ty Nam Thị đã ký kết với Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam hợp đồng tín dụng vay 95 tỷ đồng và các hợp đồng thế chấp bao gồm toàn bộ khu đất tại số 6-8 đường D2 và tài sản hình thành trên đất (kể cả tài sản hình thành trong tương lai).
Hợp đồng quy định trong thời gian thế chấp không được sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận thế chấp thì không được chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn hoặc không được dùng tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ khác.
Tuy nhiên, Công ty Nam Thị vẫn ký kết nhiều hợp đồng mua bán căn hộ, sàn thương mại với khách hàng.
Điều này cho thấy đơn vị này cố tình làm sai trong khi tài sản đã đem thế chấp vẫn cố tình rao bán cho khách hàng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đang tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ và mở rộng điều tra vụ án.
4. La Bonita không chỉ một sai phạm
Ngoài việc một căn hộ bán cho nhiều người, chủ đầu tư chung cư La Bonita còn từng bị xử phạt về các hành vi như: đưa công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu PCCC, tổ chức thi công xây dựng công trình không đúng thiết kế được thẩm định, phê duyệt.
Tại tòa nhà La Bonita, Công ty Nam Thị còn xây dựng ngăn phòng trên tầng mái (trong đó có cả 1 ngôi chùa nhỏ), diện tích 305m2 và sử dụng tầng kỹ thuật làm văn phòng công ty, diện tích 551m2.
Với hành vi này, Thanh tra Sở Xây dựng đã xử phạt hành chính Công ty Nam Thị số tiền 45 triệu đồng.
Tháng 9/2018 Công ty TNHH bất động sản Nam Thị đã bị cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Cụ thể…
Chủ đầu tư phải phá dỡ toàn bộ phần công trình vi phạm tại cao ốc văn phòng và căn hộ số 6 – 8 đường D2, quận Bình Thạnh (tên thương mại La Bonita) gồm: Xây dựng ngăn phòng trên tầng mái có diện tích 305 m2 và sử dụng tầng kỹ thuật làm văn phòng công ty, diện tích 551 m2. Đồng thời phải chịu toàn bộ chi phí khi tháo dỡ phần công trình vi phạm.
5. Giải pháp nào cho người mua an tâm hơn, khi thị trường mua bán căn hộ hình thành trong tương lai tại các thành phố lớn đang nở rộ.
Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam ông Nguyễn Văn Đính đánh giá về vấn đề bán căn hộ chung cư cho nhiều người, ông cho rằng đây là hành vi quá coi thường pháp luật, lừa đảo khách hàng và ý thức tuân thủ pháp luật kém.
Theo ông vụ việc La Bonita như một con sâu làm rầu nồi canh, đồng thời tình trạng này không xảy ra phổ biến mà chỉ diễn ra do một số nhà đầu tư yếu kém về năng lực quản lý và phát triển bất động sản.
4.1 Chế tài nào dành cho chủ đầu tư?
Hiện tại chưa có quy định nào cụ thể về chế tài xử phạt đối với trường hợp này.
Tuy nhiên cần xem xét các yếu tố cấu thành tội phạm để làm rõ hành vi phạm tội của các cá nhân tổ chức vi phạm.
Luật sư Nguyễn Văn Lộc – chuyên gia pháp lý bất động sản, thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng cần hình sự hóa hành vi bán căn hộ cho nhiều người.
Theo ông, việc một doanh nghiệp vì bất kỳ lý do gì, nếu không giải quyết được quyền lợi của khách hàng, thì phải chịu trách nhiệm cao nhất về hành vi đó.
Hậu quả rất rõ ràng của hành vi là quyền lợi của khách hàng bị xâm phạm, đó là tổn thất tài sản.
Việc khởi tố bị can đối với người đại diện của chủ đầu tư vi phạm là có cơ sở và rất cần thiết áp dụng để răn đe.
Thực tế, nếu chủ đầu tư bán một căn hộ cho nhiều người, nhưng không bị xử lý hình sự nghiêm, thì chủ đầu tư sẽ “lách luật” bằng việc tính toán thu lợi từ tiền của người mua nhà cho mục đích khác của doanh nghiệp.
Khi đó, cho dù người bị hại có đi kiện, thắng kiện thì vẫn trắng tay. Đã đến lúc cơ quan chức năng cần mạnh tay hơn trong việc xử lý vấn đề này.
4.2 Vậy giải pháp nào để bảo vệ người mua nhà?
Để giải quyết tình trạng này và cảnh báo tới các khách hàng, theo luật sư Bùi Sinh Quyền, trưởng văn phòng Luật sư Phúc Thọ, chúng ta nên thiết lập hệ thống quản lý sản phẩm hình thành trong tương lai giống như đã thiết lập hệ thống mạng đối với bất động sản đã được cấp giấy chứng nhận.
Theo đó, những dự án nhà ở hình thành trong tương lai cần phải được đăng ký và quản lý bằng hệ thống mạng thì cho dù quyền bán sản phẩm thuộc về chủ đầu tư, nhưng nếu cơ quan thứ ba giám sát xác nhận, khi đó tình trạng bán một căn hộ cho nhiều người sẽ không xảy ra.
Luật sư Quyền cho biết nếu có xảy ra thì giải quyết theo hai hướng: Thứ nhất, về dân sự, chủ đầu tư tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Thứ hai, có thể quy định chủ đầu tư về tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đồng thời người mua cần phải tự bảo vệ mình bằng cách xác minh thật kỹ về vấn đề pháp lý của dự án.
Tìm hiểu nghĩa vụ tài chính, năng lực của chủ đầu tư… Ngoài ra, khách hàng cần phải chọn chủ đầu tư uy tín để có thể an tâm giao tiền của mình.
Đăng ký để cập nhật thông tin thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bởi đội ngũ chuyên viên tư vấn với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản.
Tại An Khang Real, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 1.500 khách hàng và đem đến niềm vui cho họ.
An Khang Real tin rằng chúng tôi sẽ đem đến cho quý khách hàng phương án đầu tư sinh lời tốt nhất lên đến 3 tỷ đồng/năm.
[elementor-template id=”5274″]