Nội dung bài viết
Shophouse là gì? Câu hỏi được không ít nhà đầu tư đặt ra.
Bản chất của Shophouse và nhà phố thương mại giống hay khác nhau?
Vậy việc lựa chọn sản phẩm Shophouse để đầu tư có phù hợp với thị trường.
Bài viết sẽ chia sẻ một góc nhìn khác để mang đến cho nhà đầu tư nhiều thông tin về mô hình đầu tư dài hạn này.
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ
*Mọi thông tin sẽ được bảo mật
1. Shophouse là gì – khái niệm và lịch sử
Shophouse là từ vay mượn của tiếng Anh.
Tiếng thuần việt được sử dụng vào thời gian trước là nhà phố thương mại. Hay gọi tắt là nhà phố.
Bắt nguồn từ văn hóa người Hoa du nhập sang Việt Nam. Người Hoa có tố chất buôn bán rất giỏi.
Họ thường lựa chọn những nơi đông đúc để thuận tiện cho việc mua bán của gia đình. Chính những văn hóa xây dựng nhà để ở kết hợp mua bán này đã du nhập vào Việt Nam.
Cụ thể là những căn nhà cổ ở Hội An là bằng chứng rõ nét cho văn hóa này.
Tổng hợp đặc điểm đặc trưng của nhà phố thương mại cổ điển:
- Nhà phố thương mại được xây dọc theo một con phố đông đúc, liền kề nhau.
- Các nhà phố có lối kiến trúc gần như tương đồng.
- Mỗi nhà phố thương mại này được xây dựng từ 2 – 3 tầng.
- Mặt tiền không quá lớn, mỗi căn đều có chiều ngang từ 4 – 5m. Đổi lại chiều sâu kéo hơn 15m.
- Phần hiên trước nhà theo thuật ngữ “Five food way” – 5 bước chân tương ứng với 1,524m. Đây là tiêu chuẩn bắt buộc của các Shophouse cổ điển.
- Tầng trệt (mặt tiền) sẽ được sử dụng để buôn bán, chứa hàng hóa. Tầng 2 trở lên phục vụ chức năng để ở.
Đây là mô hình phổ biến phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh mua bán.
Hiện nay mô hình này vẫn còn tồn tại nhiều ở Việt Nam như các phố cổ Hà Nội hay khu vực quận 5, quận 6 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích đầu tư vào Shophouse
Nắm bắt được xu hướng phát triển dịch vụ cũng như cung ứng mặt bằng mua bán. Mô hình shophouse hiện đại cũng đã ra đời.
Hiện nay nhiều chủ nhà biến căn nhà của mình thành nhà phố thương mại: tầng trệt để cho thuê mặt bằng – tầng trên để ở.
Việc cho thuê mặt bằng tầng trệt để kinh doanh đã sinh ra dòng lợi nhuận nhàn rỗi cho chủ nhà.
Tuy nhiên, đây chỉ là phương thức vay mượn, không chính thống. Bởi vì các căn mặt tiền này chỉ mang tính chất ở mặt lộ dễ mua bán nhưng chưa có tính đồng bộ của khu vực.
Ông bà ta có câu “buôn có bạn, bán có phường”, yếu tố đồng bộ tạo nên khu vực mua bán sầm uất mang “thương hiệu” đặc trưng của khu vực đó.
- Như phố hàng đào, hàng chiếu, hàng trống ở Hà Nội.
- Như phố thuốc bắc, phố lồng đèn ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn rõ được lợi nhuận từ việc cho thuê mặt tiền buôn bán. Kết hợp với nhu cầu ăn uống, vui chơi, mua sắm tại nhiều khu đô thị mới. Shophouse đã dần quay trở lại.
Nhiều khu đô thị mới mọc lên, kèm đó là sản phẩm nhà phố thương mại cũng được chào bán cho các nhà đầu tư.
Shophouse hay với cái tên nhà phố thương mại trở thành sản phẩm đầu tư đáng đồng tiền bát gạo.
Số lượng sản phẩm này cực kỳ ít trong mỗi dự án nên các nhà đầu tư lớn luôn dành một sự ưu ái cho nó.
Không chỉ hình thành trong khu đô thị, mà đến các dự án nghỉ dưỡng lớn tại Việt Nam đều có sự hiện diện của Shophouse này.
Mục đích cuối cùng là cho thuê lại để hoạt động mua bán phục vụ khách du lịch hoặc dân cư khu vực.
3. Shophouse và nhà phố thương mại đã khác nhau như thế nào?
Phải thừa nhận rằng sau nhiều thập kỷ, mọi thứ đều khác biệt đi rất nhiều.
Nhà phố trước đây là căn nhà riêng của mỗi gia đình. Nên việc xây dựng phải phù hợp văn hóa và chủ yếu phục vụ chức năng để ở.
Shophouse đã thay đổi dần theo nhu cầu để kinh doanh. Các nhà đầu tư sở hữu shophouse đa phần cùng mục đích cho thuê để kinh doanh thu lợi nhuận chứ không để ở.
Những kiến trúc hiện đại mang khuynh hướng châu Âu nhiều đã dần chiếm lấy kiến trúc shophouse. Những cánh cửa sổ rộng hơn, ban công nhô ra để lấy không gian trống. Những màu trắng tinh kết hợp với màu vàng của ngoại thất để đồng bộ khu vực đô thị hay dự án du lịch.
Không chủ yếu để ở nên không gian Shophouse thường bàn giao thô và không ngăn phòng. Để tận dụng khoảng trống cho việc mở cửa hàng, quán ăn, dịch vụ tốt hơn.
4. Khách hàng tiềm năng của Shophouse là ai?
Tạm chia khách hàng tiềm năng của shophouse thành 3 nhóm.
Nhóm đầu tư gồm các nhà đầu tư.
Đây là nhóm có nhu cầu mua để kinh doanh thu về lợi nhuận dài hạn. Họ có nguồn vốn dồi dào hơn và có khuynh hướng tìm kiếm kênh đầu tư để xoay dòng tiền và vòng lợi nhuận tốt hơn.
Nhóm thứ hai là khách thuê Shophouse.
Nhóm này bao gồm nhiều thương hiệu trong ngành mua bán, dịch vụ, ngành ăn uống. Họ làm chủ các thương hiệu và tìm kiếm mặt bằng ở phố đông đúc để hoạt động công việc kinh doanh của mình tốt hơn.
Nhóm cuối cùng là khách hàng sử dụng các dịch vụ tại Shophouse.
Họ là những cư dân của khu đô thị có nhu cầu về các dịch vụ, tiện ích hằng ngày.
Hoặc họ là những khách du lịch đang nghỉ dưỡng tại các dự án và cũng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, tiện ích tại chỗ.
4. Tạm kết
Shophouse hay tên gọi trước đây là nhà phố thương mại là dòng sản phẩm mới cho các chủ đầu tư dài hạn.
Tuy có thay đổi kết cấu, kiến trúc nhiều theo năm tháng nhưng bản chất để phục vụ nhu cầu mua bán vẫn được giữ nguyên.
Chính các dự án đã làm đồng bộ các mẫu shophouse này mang đến nét đặc trưng cho từng dự án.
Tùy thuộc vào khu vực dự án hay số tầng mà vốn đầu tư cũng như lợi nhuận về cho chủ đầu tư sẽ cao hay thấp.
Đã có nhiều bài viết về dòng sản phẩm này. An Khang Real xin phân tích ở một số góc nhìn khác để mang đến cho các nhà đầu tư nhiều thông tin hơn.
Hãy theo dõi An Khang Real để cập nhật thị trường mới nhất.
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ
*Mọi thông tin sẽ được bảo mật