Nội dung bài viết
Bất động sản Việt Nam sau dịch sẽ khởi sắc vào cuối năm 2020?
3 tháng đầu năm 2020, bất động sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn bởi những dư âm của năm 2019.
Ngoài ra, tiếp nối đó là tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 đến từ nước bạn – Trung Quốc.
Với những ảnh hưởng tiêu cực này liệu bất động sản Việt Nam có vực dậy được vào cuối năm nay – năm 2020 hay không?
1/ Ảnh hưởng của Covid-19 đã tác động đến thị trường bất động sản Việt Nam như thế nào?
Tính đến thời điểm hiện tại, khi thế giới đang căng thẳng về các vấn đề thương mại đang có nhiều diễn biến phức tạp.
Thì Covid-19 bất ngờ xuất hiện và gây thêm nhiều áp lực đến tình hình kinh tế toàn cầu. Bất động sản cũng không ngoại lệ.
Nếu cách đây 17 năm – vào năm 2003, Trung Quốc cũng “tung ra thị trường” một đại dịch khiến thế giới điêu đứng là Sars.
Thì sau 17 năm điều đó lại diễn ra một lần nữa với cái tên khác Covid-19. Mặc dù mức ảnh hưởng của Covid-19 không nguy hiểm bằng Sars nhưng cũng đã giáng một đòn mạnh mẽ vào kinh tế cũng như lĩnh vực nhà đất.
Xét cho cùng, thời điểm của hai đại dịch này xuất hiện lại có sự tác động khác nhau đến bất động sản lúc bấy giờ và hiện tại.
Dịch Sars xuất hiện vào lúc thị trường đang ở thời kỳ suy thoái thì Covid-19 xuất hiện ngay khi bất động sản đang trên đà phát triển.
Từ những biến động của thị trường Việt Nam gần đây các chuyên gia đã nhận định như thế nào?
“Có thể thấy, nhiều chủ đầu tư đang mong đợi Việt Nam công bố hết dịch và thị trường sẽ trở lại quỹ đạo bình thường. Vì kế hoạch đưa thêm nguồn cung các dự án ra thị trường đã có từ lâu. Nhưng dịch Covid – 19 đã khiến tất cả bị hoãn lại. Các doanh nghiệp lớn nhỏ phải thực hiện nhiều biện pháp với hi vọng “sống sót” qua giai đoạn này. Nhưng không thể phủ nhận, đây lại là cơ hội cho các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn”
“Năm 2019 và cả năm trước đó đầy khó khăn với thị trường bất động sản do thủ tục hành chính kéo dài, nguồn cung khan hiếm, giao dịch sụt giảm… Bước qua năm 2020, các doanh nghiệp đều kỳ vọng thị trường sẽ khởi sắc hơn nhờ tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách… Thế nhưng, chưa kịp ăn tết xong thì dịch cúm Corona bùng phát đã gây khó khăn cho nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản”
“Công ty đã dời hoặc hủy nhiều kế hoạch bán hàng tập trung vì khó kêu gọi khách hàng tham dự. Hiện tất cả các kế hoạch kinh doanh đều phải hoãn lại hết, rất khó khăn”
Có thể thấy kinh tế đang bị chững lại và thị trường bất động sản cũng không ngoại lệ. Mọi hoạt động đang được “nghỉ ngơi” trong sự không mong muốn của các nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp.
2/ Giới đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng sẽ “buông tay” vì đại dịch Covid-19?
Có 3 tác động tiêu cực của đại dịch đến ngành du lịch mà chúng ta phải nhìn nhận:
Đầu tiên là sự sụt giảm về lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam. Trong khi khách du lịch Trung Quốc chiếm hơn 30% khách du lịch Quốc tế.
Thứ hai là sự sụt giảm khách du lịch Quốc tế đến với Châu Á. Riêng Đông Nam Á năm 2019 đón 138 triệu lượt khách quốc tế. Dự kiến trong thời gian đến lượng khách sẽ bị sụt giảm rất lớn.
Thứ ba, nguồn cầu của du lịch trong nước sẽ giảm mạnh, vì người dân sẽ hạn chế không đến những nơi đông người và nhất là du lịch vào thời gian này.
Việc sụt giảm lượng khách du lịch sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú và đặc biệt là những khu vực được mệnh danh “thủ phủ” bất động sản nghỉ dưỡng.
Điều này có khiến giới đầu tư phân khúc nghỉ dưỡng buông xuôi trong giai đoạn này?
Theo nghiên cứu, khảo sát thì mức độ quan tâm của giới đầu tư với phân khúc này sẽ không thay đổi nhiều.
Nhà đầu tư sẽ không vì dịch bệnh mà bỏ qua sự hấp dẫn của thị trường bởi bất động sản là tài sản hiện hữu bất di bất dịch.
Và các nhà đầu tư dài hạn sẽ thường không bị chi phối bởi những sự biến động ngắn hạn như thiên tai và dịch bệnh.
Chẳng qua trong thời gian này họ sẽ không hứng thú nhiều với việc bỏ tiền vào một bất động sản nào đó.
Doanh nghiệp có thực lực thì sẽ có khả năng bám trụ tốt trong tình hình hiện tại còn doanh nghiệp nào yếu sức sẽ phải dừng lại và nhường cuộc chơi cho những người khác.
Khi có sự bùng phát dịch, các nhà đầu tư luôn canh cánh trong lòng câu hỏi “Có nên bán tài sản hay không khi tình hình kinh doanh không thuận lợi? Hoặc làm gì để giữ tài sản trong lúc này?”
“Phân khúc nghỉ dưỡng luôn gây sự chú ý đến các nhà đầu tư, dù là ở trong nước hay ngoài nước. Việc phát triển một dự án khách sạn ở Việt Nam không phải là điều dễ dàng bởi nó tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Chính vì vậy, không ai có thể dễ dàng bán đi tài sản của mình với một mức giá chưa phù hợp chỉ vì dịch bệnh”
3/ Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ khởi sắc vào cuối năm 2020?
Dựa vào tình hình hiện tại thì năm nay sẽ có nhiều nhà đầu tư bán ra tài sản của mình. Tuy nhiên không phải là “bán đổ bán tháo” mà thay vào đó sẽ cân nhắc về giá.
Vào thời điểm trước đây, khi bất động sản kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nhưng năm nay thị trường khó khăn hơn nên người bán sẽ cân nhắc về mức giá phù hợp để dễ chốt được giao dịch.
Dự đoán rằng sức mua sẽ được hồi phục lại ngay sau khi dịch bệnh được kết thúc và mọi thứ dần đi vào quỹ đạo của nó.
Bởi theo dữ liệu nghiên cứu trực tuyến của batdongsan.com.vn cho thấy mức độ quan tâm tìm kiếm của cả nước vào 2/2020 đã tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này cho ta thấy rằng nhu cầu mua bất động sản của nhà đầu tư đang tăng.
“Thị trường bất động sản như con chim báo bão, nếu bị khủng hoảng sẽ kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế. Nhưng đồng thời thị trường này cũng như “con chim én báo mùa xuân về”, khi thị trường bất động sản hồi phục sẽ kéo theo sự phục hồi của nền kinh tế, có tính lan tỏa rất lớn”
Trong lúc thị trường bất động sản đang yên ắng bởi dịch bệnh Covid-19 thì đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp nhìn nhận lại và thay đổi mình.
Thay đổi ở đây là về yếu tố tổ chức, yếu tố con người, yêu tố về sản phẩm.
Kết quả là các doanh nghiệp “non yếu” đã rời khỏi cuộc chơi và khẳng định rằng đây là sân chơi cho kẻ mạnh.
Những doanh nghiệp bất động sản vẫn trụ lại trên thị trường đến giờ phút này họ đang có những kế hoạch cụ thể để một khi hết dịch là lúc họ thể hiện sức mạnh của mình.
Do đó, bất động sản cuối năm 2020 sẽ cực kỳ sôi nổi và khốc liệt khi các “tay đua” đều đang chuẩn bị rất kỹ lưỡng để tiến thẳng đến vạch đích.
Bạn đang theo dõi bài viết “Thị trường bất động sản VIệt Nam sẽ tăng tốc khốc liệt vào cuối năm 2020”. Để lại email An Khang Real sẽ luôn cập nhật những bài viết phân tích mới nhất về thị trường bất động sản đến bạn.
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ
*Mọi thông tin sẽ được bảo mật