Nội dung bài viết
Cocobay có làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư năm 2020
Sự “thất bại” của Cocobay Đà Nẵng được coi là cú sốc lớn nhất trong thị trường condotel Việt Nam 2019.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một dự án vốn được đánh giá là vô cùng tiềm năng?
1. Cocobay Đà Nẵng là lợi nhuận trong mơ lên đến 12%
Cocobay Đà Nẵng là dự án tổ hợp giải trí, lưu trú và du lịch có diện tích 31 ha do Empire Group làm chủ đầu tư.
Tập đoàn Empire tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô được thành lập từ năm 1992, hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí.
Dự án nằm tại khu vực trung tâm du lịch Đà Nẵng – Hội An với chuỗi khách sạn Boutique cùng các căn hộ condotel độc đáo. Bên cạnh đó, Cocobay còn sở hữu chuỗi nhà hàng tiện ích cao cấp vô cùng hấp dẫn.
Không những vậy, chủ đầu tư công ty Thành Đô còn đưa ra mức cam kết lợi nhuận tối thiểu lên đến 12%/năm trong 8 năm. Đây được xem là mức lợi nhuận “trong mơ” của bất kỳ dự án condotel nào tại Việt Nam.
Thế nhưng, ngày 01/12/2019, chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô (gọi tắt là Công ty Thành Đô) ban hành văn bản thông báo không thể chi trả lợi nhuận như đã cam kết.
Thay vào đó, Công ty Thành Đô xin lỗi khách hàng và đưa ra các phương án lựa chọn, chính thức thừa nhận thất bại của mình.
Dù không phải là dự án condotel đầu tiên thất bại trong cam kết lợi nhuận, thế nhưng, xét đến quy mô và hình ảnh truyền thông đã tạo dựng được, ảnh hưởng của Cocobay là vô cùng to lớn. Hệ quả kéo theo là sự nghi ngại của nhà đầu tư vào loại hình condotel vốn đã bị “biến chất” khá nhiều tại Việt Nam.
2. Vỡ trận và phương án của chủ đầu tư
Trong thông báo ngày 01/12/2019, chủ đầu tư công ty Thành Đô đã đưa ra 3 nhóm phương án để khách hàng lựa chọn.
2.1. Nhóm phương án 1: Tiếp tục đồng hành cùng chủ đầu tư
Phương án 1: Chuyển đổi từ căn hộ khách sạn – condotel thành căn hộ chung cư
Với phương án này, UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt chuyển đổi căn hộ dịch vụ – condotel (không hình thành đơn vị ở) thành căn hộ chung cư (hình thành đơn vị ở) và có thể giao lại cho Thành Đô hoặc đơn vị được ủy quyền thực hiện việc quản lý khai thác kinh doanh.
Theo đó, chủ sở hữu sẽ được hưởng thu nhập cam kết là 5%/năm giá trị căn hộ (chưa bao gồm thuế và và các chi phí khác). Hoặc, chủ sở hữu có thể chọn phương thức nhận 80% lợi nhuận khai thác của chủ đầu tư.
Ngoài ra, khách hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà theo quy định và 15 đêm nghỉ/năm.
Hiện tại, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt 1570 trên tổng số 3513 căn hộ khách sạn được hình thành đơn vị ở như phương án của công ty Thành Đô. Tuy nhiên, nếu chọn phương án này, khách hàng phải nộp thêm phí chuyển đổi 15% giá trị căn hộ và ký kết lại hợp đồng.
Tại sao khách hàng phải đóng thêm 15% giá trị căn hộ?
Theo thông tư số 04/2012/TT-BNV, để đủ điều kiện hình thành một khu dân cư thì phải có cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.
Vậy nên, phí chuyển đổi trên 15% giá gốc được giải thích là đầu tư hạ tầng xã hội như bố trí quỹ đất xây nhà xe, trường học, công viên, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng.
Liệu có bao nhiêu % khách hàng muốn chuyển đổi thành căn hộ để ở trong khi mục đích ngay từ ban đầu là sử dụng để kinh doanh cho thuê khách sạn theo đúng mô hình Condotel.
Đa số khách hàng khi đầu tư condotel họ hướng đến lợi ích từ việc cho thuê căn hộ khách sạn, và xem như đây là ngôi nhà thứ hai mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Hầu hết khách hàng mua condotel đều đã có nhà riêng và hướng đến những ngày nghỉ dưỡng cùng gia đình tại đây chứ không có mục đích định cư. Vậy liệu bỏ thêm 15% chi phí căn hộ để chuyển đổi thành căn hộ chung cư có phải là phương án khả thi.
Giả sử nếu căn hộ dùng để cho thuê thì liệu có bao nhiêu khách hàng muốn thuê một căn phòng mà tại đó người dân sinh sống và khách nghỉ dưỡng sống xen lẫn, điều này có đảm bảo cho một kỳ nghỉ dưỡng chất lượng.
Phương án 2: Khách hàng giữ nguyên condotel, tiếp tục ủy quyền cho chủ đầu tư và đơn vị quản lý khai thác vận hành đồng thời nhận được hưởng quyền lợi như phương án 1.
Vẫn như quan điểm ở trên nếu dùng để kinh doanh căn hộ khách sạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm nguồn khách hàng.
Phương án 3: Áp dụng cho khách hàng vay vốn ngân hàng và thế chấp bằng chính căn hộ của dự án nếu khách hàng không có khả năng chi trả khoản nợ cho ngân hàng.
Với phương án 3, chủ đầu tư tiếp nhận và chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ của khách hàng với ngân hàng đến thời điểm 2 bên ký thỏa thuận.
Sau đó, xác định giá trị số tiền khách hàng đã thanh toán, phần còn lại sẽ phải thanh toán cho chủ đầu tư đúng tiến độ nhưng không chậm hơn 30/09/2020.
Trường hợp khách hàng chưa thanh toán đủ 95% giá trị căn hộ chỉ được hưởng mức thu nhập cam kết là 5%/năm giá trị căn hộ theo tỷ lệ đã thanh toán cho chủ đầu tư.
Không phải trả lãi và gốc cho ngân hàng đồng nghĩa với việc khách hàng không còn vay. Vậy nguồn tài chính nào để khách hàng chi trả phần còn lại đúng tiến độ 30/09/2020?
Theo phương án này mặc dù khách hàng không cần chi trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng nữa nhưng phải thanh toán chi phí mua căn hộ theo đúng tiến độ cho chủ đầu tư và trước 30/09/2020.
Điều này liệu có làm khó cho những khách hàng đã dự trù tài chính khi mua căn hộ. Nếu không chi trả cho ngân hàng trong thời hạn vay kéo dài thì họ không đủ tài chính để chi trả cho chủ đầu tư đúng hạn. Có nghĩa là nếu dòng tiền không chi trả được thì không còn cách nào khác là phải chọn một phương án mới hoặc thanh lý hợp đồng.
Đội ngũ nghiên cứu thị trường An Khang Real luôn cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản Việt Nam. Quý khách hàng sẽ sở hữu trọn bộ “Tài liệu nghiên cứu” này chỉ bằng một bước đăng ký
[elementor-template id=”5366″]2.2. Nhóm phương án 2: Khách hàng tự khai thác và vận hành
Với phương án này, khách hàng được nhận bàn giao căn hộ và tự khai thác kinh doanh.
Chủ đầu tư cũng đưa ra 2 phương án để khách hàng lựa chọn: giữ nguyên condotel hoặc chuyển đổi từ condotel sang căn hộ chung cư.
Theo đó, chủ đầu tư sẽ bàn giao lại condotel cho chủ sở hữu để tự kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng mà không nhận bất kỳ khoản lợi nhuận cam kết nào. Hơn nữa, nếu khách hàng tự kinh doanh thì phải đóng một khoản phí vận hành sử dụng nhất định.
Đặc thù của loại hình Condotel là khách hàng không cần phải tự tìm kiếm khách hàng mà thông qua một đơn vị vận hành để quản lý vận hành cũng như tìm kiếm khách hàng.
Nếu theo phương án này khách hàng phải tự quản lý và tự tìm kiếm nguồn khách hàng cho căn hộ của mình, điều này gây khó khăn và phiền hà khi có những chủ sở hữu căn hộ không ở trực tiếp tại khu vực để quản lý căn hộ của mình.
Vậy đây cũng là một phương án của chủ đầu tư đưa ra gây nhiều bất lợi và khó khăn cho khách hàng.
2.3. Nhóm phương án 3: Thanh lý hợp đồng
Nếu lựa chọn phương án này, khách hàng sẽ bàn giao lại căn hộ cho chủ đầu tư và nhận lại tiền. Tuy nhiên, phương án này chỉ áp dụng với các khách hàng đã thanh toán đủ 95% giá trị căn hộ và đủ điều kiện nhận thu nhập cam kết.
Theo phương án này, khách hàng sẽ được hoàn tiền sau khi chủ đầu tư trừ đi các chi phí như: 50% chi phí bán hàng, tương đương 2.5% giá trị căn hộ, hỗ trợ chi phí lãi vay và chi phí bảo lãnh ngân hàng nếu có.
Công ty Thành Đô cam kết thanh toán hoàn tiền cho khách hàng trước ngày 30/09/2020. Quá hạn, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm thanh toán lãi suất 10%/năm/tổng số tiền chưa thanh toán cho khách hàng. Đồng thời, khách hàng vẫn nhận đủ thu nhập cam kết của các kỳ 2017, 2018 và 2019 như thỏa thuận đã ký trước đó.
2.4. Đánh giá:
Nhìn chung, các phương án được chủ đầu tư đưa ra đều có những bất lợi cho khách hàng mà dường như không có bất kỳ dấu hiệu bù lỗ từ phía chủ đầu tư.
Tuy nhiên, nhóm phương án 1 – tiếp tục đồng hành cùng chủ đầu tư vẫn là phương án được nhiều khách hàng lựa chọn.
Ưu điểm của phương án này là khách hàng vẫn tiếp tục nhận được hỗ trợ thu nhập cam kết 5%/năm.
Nhược điểm là dù sở hữu căn hộ chung cư hay căn hộ khách sạn, khách hàng vẫn phải chịu các chi phí bảo trì vận hành…
Ở nhóm phương án 2: sự thất bại trong cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư có khiến khách hàng lạc quan vào khả năng tự khai thác vận hành của mình?
Theo thông báo mới nhất từ chủ đầu tư công ty Thành Đô, đến ngày 01/01/2020, nếu khách hàng không có bất kỳ lựa chọn nào trong tổng số phương án đưa ra hoặc đưa ra phương án hợp lý, chủ đầu tư sẽ đơn phương thanh lý hợp đồng.
Như vậy, dù lựa chọn phương án nào, bất lợi vẫn thuộc về khách hàng. Liệu đây có phải là biểu hiện của việc thiếu chuyên nghiệp từ phía chủ đầu tư?
3. Đánh giá của giới chuyên gia về sự thất bại của Cocobay Đà Nẵng
Nhiều chuyên gia nhận định, sự thất bại của Cocobay dường như đã được dự đoán từ trước. Nó tựa như một quả bom nổ chậm, khi khách hàng chỉ nhìn vào con số 12% lợi nhuận không tưởng. Đây không chỉ là câu chuyện về rủi ro đầu tư, mà còn là một bài toán trong việc phát triển condotel trong định hướng phát triển du lịch Việt Nam.
3.1. Con số 12% quá lý tưởng đến mức không tưởng
Condotel vốn là loại hình lưu trú du lịch đã rất phát triển ở các nước như Indonesia, Thái Lan… Tuy nhiên, mức cam kết đầu tư tại các khu vực này chỉ nằm ở mức 5%/năm. Nhưng ngược lại, mức cam kết tại các dự án condotel ở Việt Nam thường lên đến 10% hay thậm chí 12% trong vòng 5-10 năm. Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á – Thái Bình Dương cho rằng đây là một con số “siêu thực”. Theo ông, mức lợi nhuận 4 – 6% đã là con số lý tưởng với các dự án condotel.
Một condotel muốn đạt tỷ suất lợi nhuận cao thì phải được vận hành như một khách sạn và khu nghỉ dưỡng
Ông Mauro GasparottiGiám đốc Savills Hotels, Châu Á Thái Bình Dương
Trên thực tế, những đơn vị khách sạn lớn đẳng cấp quốc tế như Accor hay Intercontinental… không đưa ra con số cam kết tỷ lệ khai thác cụ thể. Chủ đầu tư và đơn vị quản lý chỉ thống nhất tỷ lệ khai thác là bao nhiêu phần trăm và đưa ra cam kết về hiệu quả kinh doanh chứ không cam kết về lợi nhuận đạt được.
Ông Phạm Thanh HưngPhó chủ tịch Cen Group
Previous
Next
Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước có thể nắm bắt được tốc độ tăng trưởng du lịch và đề ra nguồn cung cơ sở lưu trú hợp lý. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có báo cáo thống kê chính thức về hoạt động condotel tại các điểm du lịch hay bất kỳ cảnh báo nguồn cung quá tải nào.
Chính vì thế, nhà đầu tư thường sai lầm trong bài toán lợi nhuận và thường có xu hướng bắt buộc có cam kết lợi nhuận, càng cao càng tốt. Thế nhưng, nếu không có cam kết lợi nhuận với con số lý tưởng thì dường như rất khó để các chủ đầu tư có thể bán condotel.
Điều này khiến nhiều chủ đầu tư đẩy mức cam kết lên rất cao từ 10 – 12% nhưng thực tế lợi nhuận này đã được tính vào giá bán căn hộ. Hơn nữa, con số tăng trưởng hay giá phòng khai thác cũng chỉ là con số ước chừng lý tưởng chứ chưa thực sự phù hợp với cơ sở hạ tầng và chất lượng thực tế của dự án.
3.2. Phương án chuyển đổi condotel thành căn hộ chung cư
Một sự thật đáng buồn là khách hàng phải chấp nhận mất đi lợi nhuận hoặc thậm chí mất thêm vài trăm triệu đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, nhóm phương án 1 – lựa chọn tiếp tục đồng hành cùng chủ đầu tư là phương án tối ưu nhất cho khách hàng.
Tuy nhiên, đứng trên góc độ quy hoạch và phát triển đô thị, quyết định xin chuyển đổi căn hộ khách sạn thành căn hộ chung cư là một bước đi sai lầm của chủ đầu tư Thành Đô cũng như sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng, việc chuyển đổi condotel thành căn hộ chung cư sẽ làm mất đi nguồn lợi lâu bền cho nhà nước. Cụ thể, condotel – căn hộ khách sạn dịch vụ thuộc đất phi nông nghiệp sẽ được chuyển đổi thành đất ở, trở thành tài sản riêng. Như vậy, thay vì quy hoạch đất thương mại dịch vụ để phát triển kinh tế thì phương án của Cocobay lại phá vỡ quy hoạch chung mà trong tương lai có thể còn nhiều hệ quả khôn lường.
Thêm vào đó, nhiều chuyên gia còn cho rằng, giải pháp này sẽ còn gây ra áp lực về dân số, cơ sở hạ tầng và tiện ích kèm theo. Nguyên nhân vì khi chuyển đổi như vậy, phải phát triển cơ sở hạ tầng, tiện ích tương ứng như nhà trẻ, bệnh viện… Hơn nữa, dự án nằm tại khu vực trung tâm du lịch, nếu phát triển khu dân cư sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan thành phố cũng như hình ảnh du lịch địa phương.
Nếu đã có tiền lệ như Cocobay, thì liệu trong tương lai khi có nhiều hơn những dự án đề xuất chuyển đổi tương tự thì sẽ như thế nào? Dù sai lầm của Cocobay là điều đáng tiếc ảnh hưởng đến nhiều nhà đầu tư. Thế nhưng, không thể vì khắc phục sai lầm của một dự án mà phá hủy quy hoạch chung vốn đã rất lý tưởng của thành phố Đà Nẵng.
4. Nguyên nhân thất bại
Sau cú “xòe cánh” của Cocobay, người ta mới bắt đầu phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại của dự án. Thế nhưng, kết cục này vốn đã được nhiều chuyên gia cảnh báo và đánh giá là “không có gì bất ngờ”. Vậy đâu là nguyên nhân thật sự? Chủ đầu tư hay chính loại hình Condotel không thực sự phù hợp với thị trường Việt Nam?
“Mô hình không sai” là khẳng định của ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam 2019 tổ chức tại Hà Nội vừa qua.
Lật lại vấn đề, Cocobay không phải là dự án condotel đầu tiên thất bại trong việc chi trả lợi nhuận cho khách hàng. Thế nhưng vì là dự án có quy mô lớn cộng với marketing quá mạnh, sẵn sàng mời Cristiano Ronaldo làm khách hàng danh dự nên kết cục của Cocobay đã gây ra chấn động không nhỏ.
4.1. Mức cam kết lợi nhuận quá cao bất chấp thực tế thị trường
Bavico tại Nha Trang cũng từng là một dự án bị “vỡ cam kết”. Điểm chung của Bavico Nha Trang và Cocobay Đà Nẵng đều là mức cam kết lợi nhuận quá lý tưởng (12 – 15%).
Như đã phân tích ở trên, mức lợi nhuận của condotel chỉ nằm ở mức 4 – 6% giá trị căn hộ. Thế nhưng, do tâm lý khách hàng muốn nhận được mức lợi nhuận cao mà chủ đầu tư công ty Thành Đô đẩy mức cam kết lên một con số “phi thực tế” mà không có bất kỳ minh chứng thực lực nào.
Vì thế, chuyện không thể chi trả lợi nhuận theo cam kết đề ra dường như là điều có thể dự báo trước.
4.2. Hành lang pháp lý lỏng lẻo
Cho đến nay, chưa có văn bản pháp luật chính thức về loại hình bất động sản condotel – căn hộ khách sạn, dịch vụ. Hơn nữa, chưa có chế tài ràng buộc hay quy định xử phạt về việc thực hiện cam kết lợi nhuận bởi lẽ chưa có tiền lệ trước đó.
Như vậy, với Cocobay Đà Nẵng, khách hàng hoặc chấp nhận phương án đưa ra hoặc ôm nợ xấu và “đưa nhau ra tòa”. Tất nhiên, phần thiệt vẫn thuộc về khách hàng.
Nếu khách hàng lựa chọn phương án Thanh lý hợp đồng thì sao? Trước mắt là khách hàng vẫn mất 2.5% giá trị căn hộ và các chi phí phát sinh. Hơn nữa, nếu chủ đầu tư không thể chi trả số tiền thanh lý hợp đồng do các quy định của ngân hàng nhà nước thì điều gì sẽ xảy ra?
4.3. Chủ đầu tư không thực sự đứng ra cùng chịu lỗ với khách hàng
Thừa nhận thất bại và công khai thông cáo báo chí về sự “đổ vỡ” của Cocobay Đà Nẵng là một quyết định dũng cảm của chủ đầu tư công ty Thành Đô. Vì càng để lâu hoặc “ém” đi thì cả chủ đầu tư và khách hàng sẽ càng lún sâu trong hố đen “lợi nhuận siêu thực”.
Hơn nữa, Thành Đô cho rằng khó khăn về dòng tiền do sự ách tắc trong phần pháp lý về condotel khiến dự án kéo dài dẫn đến việc không thể chi trả lợi nhuận như đã cam kết. Nhiều ý kiến cho rằng, Thành Đô thiếu trách nhiệm trong việc “cùng lỗ” với khách hàng. Các phương án đưa ra đều có lợi cho Thành Đô mà thôi.
Tiến sĩ Mai Huy Tân – khách hàng đầu tư 600 tỷ đồng vào Cocobay vẫn chưa hết sốc sau sự cố và cho rằng Thành Đô đã sử dụng nguồn tài chính không hiệu quả.
Ông Tân cho biết, Thành Đô huy động được 4.000 tỷ đồng từ khách hàng. Khối biệt thự Nam An và khối nhà liền kề Boutique vẫn hoạt động có hiệu quả và phát triển khá khả quan. Riêng đối với condotel, chủ đầu tư kinh doanh không hiệu quả gây lãng phí, thất thu lên đến 100 tỷ đồng.
Không những vậy, với sự thất bại của khối condotel, Thành Đô có thể “mượn cớ” không chi trả cho khối biệt thự Nam An và khối nhà liền kề Boutique trong tương lai.
Bên cạnh đó, Ts. Mai Huy Tân cho rằng: “Thành Đô còn nhiều tài sản khác có thể bán và khai thác tốt, vấn đề là họ có thiện chí để xử lý nợ hay không”.
Thành Đô vốn có thể cùng khách hàng bù lỗ. Cụ thể, Thành Đô có 15 ha đất mặt biển thuộc khu Naman Retreat nhưng chưa xây dựng, vẫn là đất trống. Giá thị trường ở vị trí này khoảng 20 triệu đồng/m2, tức là mảnh đất này có giá khoảng 3.000 tỷ đồng.
Nếu chọn phương án này, Thành Đô có thể giải quyết rất nhiều vấn đề tài chính trong đó có thể trả thu nhập cam kết cho hàng nghìn khách hàng mới với số tiền 400 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, Thành Đô cũng có rất nhiều tài sản khác có thể bán và khai thác để xử lý nợ hơn là bắt buộc khách hàng lựa chọn phương án bất lợi mà nếu không lựa chọn, Thành Đô sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không chịu bất kỳ trách nhiệm gì.
Phải chăng, công ty Thành Đô đã quá “tham lam, ích kỷ” để dẫn đến kết cục xấu, tạo ra tiền lệ xấu toàn thị trường condotel hiện nay?
Thị trường Bất động sản Việt Nam nói chung và Condotel nói riêng đang gặp một số biến động do “sự cố” Cocobay. Để nắm bắt rõ thị trường bất động sản hiện nay Quý khách hàng hãy đăng ký để nhận thêm thông tin phân tích thị trường mới nhất hiện nay.
[elementor-template id=”5366″]5. Đánh giá chung về thị trường Condotel sau “cơn bão” Cocobay
Tương tự như Cocobay Đà Nẵng, những dự án như Bavico Nha Trang, Ohara Lake View tại Lương Sơn, Hoà Bình hay Apec Mandala Wyndham Mũi Né… cũng là những dự án “siêu lợi nhuận” với mức cam kết lên đến 12% hay thậm chí 15%.
Phải chăng condotel thực sự là kênh đầu tư đầy rủi ro và không hiệu quả?
Nhiều chuyên gia cho rằng, Cocobay là một bài học đắt giá, một hồi chuông cảnh tỉnh khiến nhà đầu tư trước khi quyết định “xuống tiền” phải thực sự tỉnh táo và biết nhìn nhận thực tế. Dù vậy, đây chỉ là một trường hợp cá biệt, một sự thất bại điển hình của sự thiếu tầm nhìn thực tế, không thể vì thế mà cho rằng condotel không hiệu quả.
Nhiều dự án của Vingroup, Sungroup hay CEO vẫn có cam kết lợi nhuận 9 – 10% nhưng chỉ trong 3 – 5 năm đầu tiên, vẫn có thể trả lợi nhuận cho khách hàng như đã cam kết. Không thể vì một dự án thất bại mà có thể đánh đồng cả một thị trường. Tại sao những dự án condotel của Vingroup, Sungroup,… vẫn sống và thành công? Họ sở hữu lượng lớn khách hàng trung thành và đã nhận được lợi nhuận như đã cam kết?
Khách quan đánh giá vì đây là những tập đoàn lớn, kinh doanh đa ngành và có khả năng bù lỗ nếu có sự cố xảy ra. Hơn nữa, mức cam kết đưa ra dựa trên tiềm năng và thực lực của chủ đầu tư cũng như đơn vị vận hành uy tín.
Như vậy, thất bại của Cocobay không đến từ pháp lý hay bản chất condotel mà từ chính năng lực của chủ đầu tư công ty Thành Đô. Hơn nữa, sau sự cố này, các doanh nghiệp như được sàng lọc kỹ càng hơn, đòi hỏi uy tín và trách nhiệm cao hơn để có được lòng tin của khách hàng.
Dù sao đi nữa, đây là kinh nghiệm xương máu cho tất cả chúng ta, những ai đã và đang có ý định đầu tư vào condotel sẽ phải hết sức lưu ý:
- Lựa chọn chủ đầu tư uy tín, có năng lực.
- Đơn vị quản lý vận hành có tên tuổi và nên ưu tiên những đơn vị quản lý có thành công nhất định tại thị trường Việt Nam.
- Lựa chọn đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, có tâm và có tầm nhìn, đánh giá đúng phân khúc, thị trường.
“Con sâu làm rầu nồi canh – Một người làm xấu, nhơ danh cả nhà”. Cocobay Đà Nẵng đã làm cho cả thị trường Condotel chao đảo. Sự việc cũng làm cho các nhà đầu tư có cái nhìn tiêu cực về loại hình đầu tư này, gia tăng sự hoài nghi về kênh đầu tư mà trước đây được đánh giá là chất lượng và tiềm năng.
Tuy nhiên không thể nhìn sự việc một cách phiến diện được vì bởi lẽ: Condotel là xu hướng đầu tư tất yếu trên thế giới, nếu nhìn trên tổng thể thị trường Condotel Việt Nam thì hiện nay các nhà đầu tư tại các dự án condotel vẫn đang nhận lợi nhuận đều đặn từ chính cam kết trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư uy tín.
Chính vì vậy chúng tôi tin rằng nếu là một nhà đầu tư thông minh sẽ không ai nhìn vào sự cố Cocobay để rồi đánh đồng và bỏ qua cơ hội đầu tư hấp dẫn này.
Do đó, nhà đầu tư hãy lựa chọn cho mình một trong những đơn vị chuyên tư vấn và đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng chuyên nghiệp. Có dày dạn kinh nghiệm và đào tạo bài bản, những bạn sale có tâm, có tầm sẽ mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất.
Đội ngũ nghiên cứu thị trường An Khang Real luôn cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản Việt Nam. Quý khách hàng sẽ sở hữu toàn bộ “Tài liệu bí kíp nghiên cứu” này chỉ bằng một bước đăng ký
[elementor-template id=”5366″]