Nội dung bài viết
Cơ hội vùng dậy của bất động sản nghỉ dưỡng sau cơn bão Corona 2020
Đầu năm 2020, cả thế giới rúng động trước sự bùng phát của chủng virus mới mang tên 2019-nCoV (Coronavirus) – virus gây nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn đến tử vong.
Dịch bệnh không những gây ra tình trạng khẩn cấp cho sức khỏe cộng đồng mà còn kéo theo vô số các hệ lụy khác.
Trong đó phải kể đến ngành du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng cũng rơi vào trạng thái “điêu đứng” khi mọi người có xu hướng hạn chế di chuyển đến những nơi đông người. Nhiều nhà đầu tư cũng mang tâm lý e ngại khi hoạt động du lịch giảm sút.
Thế nhưng, khoan hãy tiêu cực! Vì chắc hẳn trong tương lai, vẫn sẽ còn cơ hội vực dậy của bất động sản nghỉ dưỡng khi cơn bão Corona đi qua.
1. Du lịch nghỉ dưỡng tê liệt vì 2019-nCoV (Coronavirus)
Việt Nam
Trung Quốc
Thế Giới
Việt Nam
Trung Quốc
Thế Giới
Tính đến 17/2/2020, thế giới ghi nhận có khoảng 71.334 ca nhiễm virus Corona. Trong đó, có hơn 11.029 ca khỏi bệnh, 1.775 ca tử vong.
Trung Quốc là quốc gia tâm điểm bùng phát của dịch bệnh. Phần lớn số ca lây nhiễm là người Trung Quốc hoặc có tiền sử đi lại tại quốc gia tỷ dân này.
Nhiều chuyến bay kết nối với Trung Quốc bị hủy vì diễn biến phức tạp của dịch. Có thể nói sau đại dịch SARS năm 2003, các hoạt động kinh tế – văn hóa – giải trí lại một lần nữa ảm đạm hơn bao giờ hết.
Việt Nam cũng là một trong số quốc gia bên ngoài Trung Quốc ghi nhận có ca nhiễm virus Corona. Số ca nhiễm bệnh tại Việt Nam là 16 ca, chưa có ca tử vong.
Thế nhưng, do chưa thể kiểm soát dịch bệnh trong khi số ca lây nhiễm vẫn còn tăng, người dân hạn chế tập trung đến những nơi đông người. Điều này kéo theo nhu cầu du lịch giảm mạnh, doanh thu sụt giảm đáng kể.
Theo ông Nguyễn Trùng Khánh – tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết sự bùng phát của corona khiến du lịch quốc gia ảnh hưởng nghiêm trọng. Ước tính con số thiệt hại có thể lên đến 5,9-7,7 tỷ USD trong ba tháng tới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam và lượng khách này đang có xu hướng giảm từ 90 – 100%. Như vậy chúng ta có thể mất đi khoảng 1,7 – 1,9 triệu lượt khách với mức chi tiêu là 1.021 USD/lượt, tương đương 1,8 – 2 tỷ USD.
Lượng khách quốc tế còn lại cũng giảm từ 50 – 70%, tương đương 2 – 2,8 triệu lượt với mức tiêu bình quân là 1.083 USD/lượt, thiệt hại sẽ là 2,2 – 3 tỷ USD.
Tại thị trường nội địa, Tổng cục Du lịch dự đoán sẽ giảm 50-70% lượng khách tức 10,9 – 15,3 triệu lượt với thiệt hại ước tính khoảng 1,9 – 2,7 tỷ USD.
Như vậy, con số thiệt hại mà Corona gây ra cho du lịch cả nước một con số không hề nhỏ. Chưa kể hệ lụy của dịch bệnh đối với rất nhiều ngành nghề khác như thương mại, nông nghiệp, vận chuyển… cũng chịu tổn thất nặng nề.
2. Bất động sản nghỉ dưỡng cũng rơi vào cảnh “chết lâm sàng”
Bất động sản nghỉ dưỡng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn từ du lịch.
Do đó, sự sụt giảm của du lịch do dịch bệnh cũng khiến thị trường này rơi vào cảnh “chết lâm sàng”. Nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn “than trời” vì ế ẩm, có nguy cơ phá sản nếu dịch bệnh không được khống chế kịp thời.
Tình hình kinh doanh du lịch lưu trú ảm đạm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư. Cú sốc Cocobay chưa kịp hạ nhiệt thì cơn bão Corona lại ập tới khiến thị trường vốn khó nay lại càng khó hơn.
Khách đầu tư hạn chế đến những nơi đông người, nơi có nhiều khách du lịch Trung Quốc ghé đến và nhu cầu tìm hiểu, tham quan dự án giảm mạnh.
Hơn thế nữa, doanh thu của du lịch giảm mạnh cũng khiến nhà đầu tư e ngại vào tính khả thi của dự án. Đặc biệt với những dự án có chính sách chia sẻ lợi nhuận sẽ càng có nhiều bất lợi.
Nhà đầu tư sẽ đặt ra câu hỏi: “Nếu đầu tư mà du lịch có những biến động như hiện tại thì khách du lịch ở đâu? Lợi nhuận thu được ở đâu để chia sẻ cho nhà đầu tư? Và liệu câu chuyện Cocobay có lần nữa lặp lại?”
Theo Ông Lê Hoàng Châu, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đánh giá: thị trường bất động sản đang lâm nguy vì dịch.
Ông cho biết thêm:
“Đây là một giai đoạn hết sức khác thường của thị trường bất động sản cả nước nói chung, TPHCM nói riêng. So với nhiều năm trước, thời điểm sau Tết âm lịch là mọi doanh nghiệp đều ra quân rầm rộ, các kế hoạch giới thiệu, bán hàng được tổ chức rình rang.
Tuy nhiên, năm nay toàn bộ thị trường vắng lặng, doanh nghiệp địa ốc huỷ bỏ toàn bộ các kế hoạch ra mắt, giới thiệu, quảng bá dự án do lo sợ sự lây lan dịch bệnh”.
Thị trường bất động sản luôn thay đổi liên tục khiến các nhà đầu tư ngày càng khó khăn trong việc lựa chọn dự án để “xuống tiền”. Hãy để An Khang Real cập nhật thông tin đúng nhu cầu đến Quý khách.
[elementor-template id=”5366″]3. Cơ hội vực dậy của bất động sản nghỉ dưỡng 2020 sau cơn bão Corona
Chúng ta có thể hy vọng về sự khởi sắc của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng?
Thực tế cho thấy, tư duy của con người cùng sự phát triển của y học thế giới đã giúp đẩy lùi nhiều dịch bệnh đáng sợ như dịch Ebola (2014), MERS (2012), SARS (2002-2003)… Và Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên thành công trong việc khống chế dịch SARS.
Hơn nữa, các nhà khoa học Việt Nam cũng như Quốc tế vẫn đang ngày đêm nghiên cứu vắc xin hạn chế sự phát triển của 2019-nCoV. Dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống sẽ quay trở lại guồng quay của nó, bất động sản cũng vậy.
Tại Việt Nam hiện có 4 tỉnh thành xác nhận có ca nhiễm corona bao gồm Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Khánh Hòa và TP.HCM với 16 ca; 14 người trong số đó đã có kết quả âm tính.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, kể từ khi bệnh nhân khỏi bệnh, tỉnh Khánh Hòa đã qua 30 ngày không có ca nhiễm mới, Thanh Hóa qua 23 ngày không xuất hiện thêm ca nhiễm mới. 2 tỉnh thành này chuẩn bị công bố hết dịch do virus Corona.
Tổ chức y tế thế giới WHO đánh giá cao khả năng kiểm soát dịch bệnh rất tốt tại Việt Nam. Cùng với kinh nghiệm đẩy lùi dịch SARS năm 2003, chúng ta có quyền tích cực về khả năng khống chế và đẩy lùi Corona.
Vậy du lịch cũng như thị trường bất động sản sẽ ra sao khi dịch bệnh được dập tắt?
Không thể phủ nhận những diễn biến tiêu cực của thị trường diễn biến xấu cũng dịch bệnh. Trên sàn chứng khoán, ngành hàng không và dịch vụ sân bay xét trong ngắn hạn cũng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh ở mức tiêu cực.
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và UBND TP.HCM báo cáo tổng hợp các đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp trước những diễn biến tiêu cực của dịch bệnh.
HoREA cũng kiến nghị, đề xuất chính phủ có những cơ chế, chính sách để phát triển và vực dậy du lịch, một trong những ngành có đóng góp quan trọng cho GDP quốc gia. Cụ thể như: việc cho phép khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế… hỗ trợ doanh nghiệp.
Hơn nữa, đánh giá lại thiệt hại của thị trường du lịch khi dịch bệnh bùng phát chính là cơ hội để ngành du lịch Việt Nam nhìn nhận lại vấn đề: Chúng ta bị phụ thuộc vào một vài thị trường chính và chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành khi có khủng hoảng xảy ra.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ – tổng giám đốc công ty lữ hành Vietravel đã có những ý kiến trên Forbes Việt Nam như sau: “Dịch bệnh là thứ không thể tiên đoán trước và cũng không ai mong muốn. Nhưng có thể đây chính là dịp để ngành du lịch đánh giá lại sự phụ thuộc vào lượng khách đến từ Trung Quốc để có những giải pháp đa dạng hóa thị trường, cân bằng lại nguồn cung khách quốc tế”.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải tích cực xây dựng các sự kiện để thu hút khách trong và ngoài nước khi dịch bệnh được đẩy lùi ngay từ bây giờ chứ không chờ đến khi hết dịch mới triển khai.
Bên cạnh đó, phải có những kế hoạch giữ gìn lực lượng nhân sự của doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng như: đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công tác quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.
Khủng hoảng chỉ là tạm thời và cũng là cơ hội để sàng lọc cũng như nhìn nhận lại thị trường. Vì thế, chúng ta nên có tầm nhìn dài hạn và đánh giá đúng diễn biến của thị trường.
Thị trường bất động sản luôn thay đổi liên tục khiến các nhà đầu tư ngày càng khó khăn trong việc lựa chọn dự án để “xuống tiền”. Hãy để An Khang Real cập nhật thông tin đúng nhu cầu đến Quý khách.
[elementor-template id=”5366″]