Nội dung bài viết
Mua bán nhà đất cắt lỗ 2020 – Đâu mới là sự thật?
Mua bán nhà đất chững lại trước ảnh hưởng của COVID-19, kinh tế thị trường nói chung cũng chịu nhiều tổn thất nặng nề. Không khó để tìm thấy những mẫu tin mua bán nhà đất cắt lỗ của nhiều nhà đầu tư trên các diễn đàn.
Thế nhưng liệu đây có phải là chiêu trò để câu khách. Làm thế nào để biết được đâu là lỗ thật, đâu là lỗ ảo?
1. Nguyên nhân của làn sóng mua bán nhà cắt lỗ đầu năm 2020
Mua bán nhà đất cắt lỗ là gì?
Cắt lỗ được hiểu là việc dừng nắm giữ 1 tài sản chính nào đó như chứng khoán, ngoại hối với mục đích chấm dứt thua lỗ về tiền bạc cho nhà đầu tư.
Đối với bất động sản (BĐS), cắt lỗ là hành vi mua bán nhà đất với giá thấp hơn hoặc bằng giá mua ban đầu.
Nếu bán bằng giá mua ban đầu, nhà đầu tư chấp nhận lỗ phần phần thuế, phí,… và lợi nhuận khi bị chôn vốn 1 khoảng thời gian.
Vì sao nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ?
Tình trạng rao bán nhà đất cắt lỗ đã bắt đầu xuất hiện từ mấy tháng nay, nhất là khi dịch bùng phát.
Trong khi nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm cự qua dịch thì ở thị trường thứ cấp, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu rao bán tài sản.
Nguyên nhân chủ yếu đều do sức ép của lãi suất ngân hàng hoặc cần tiền để duy trì hoạt động kinh doanh khác.
Điển hình như chị Linh đang rao bán bán căn hộ chung cư cao cấp tại quận Mỹ Đình với giá 2,4 tỷ. Căn hộ của chị trước đây chị cho khách nước ngoài thuê, nhưng dịch bùng phát họ phải trả nhà.
Chị Linh cho biết mức giá này đã bằng với giá mua vào cách đây 2 năm, chưa kể đến hiện tại mặt bằng giá mới của các căn hộ chung cư trong khu vực đã tăng giá hơn nhiều.
“Nhà thì trống mà lãi ngân hàng thì vẫn phải trả, nhắm vài tháng nữa thì không cầm cự được nên chị phải bán gấp được đồng nào hay đồng đó”. Chị Linh tâm sự.
Không riêng gì chị Linh, anh Khoa cũng đang phải rao bán cắt lỗ căn hộ của mình để bù vào việc hoạt động của công ty.
Căn hộ trước đây mang lại cho anh một khoản thu nhập ổn định, nhưng không thể để công ty phá sản anh đành phải bán gấp, chấp nhận chịu lỗ.
Không chỉ riêng căn hộ chung cư mà đất nền, nhà ở, khách sạn cũng xảy ra tình trạng mua bán cắt lỗ với lý do tương tự.
2. Mua bán nhà đất cắt lỗ đa số là chiêu trò.
Cắt lỗ nhưng có thật sự lỗ?
Ảnh hưởng của dịch đến toàn bộ nền kinh tế là điều mà ai cũng có thể nhận thấy. Nhiều người chịu sức ép của tài chính buộc phải bán bớt tài sản để trả nợ hoặc “xoay sở” của hoạt động kinh doanh khác là điều dễ hiểu.
Thế nhưng, bên cạnh những người có khó khăn thật thì cũng có nhiều đối tượng lợi dụng tình hình chung để trục lợi.
Thử nhấp vào một trang đăng tin mua bán nhà đất, tôi bắt gặp 1 căn hộ trên đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè cần bán gấp.
Người bán đưa ra mức giá 2,5 tỷ kèm theo thông tin hấp dẫn như bán nhà gấp giá rẻ, chấp nhận lỗ 100 triệu đồng để thu hồi vốn.
Tuy nhiên, khi thử tìm hiểu trên các diễn đàn mua bán khác thì một căn hộ tương tự cùng dự án, cùng diện tích cũng có giá khoảng 2,45 – 2,5 tỷ đồng.
Đáng nói là hồi tháng 10/2019, một căn hộ tương tự cũng chỉ có giá 2,35 tỷ đồng.
Ông Đức, ngụ tại Quận Thủ Đức cho biết cũng “suýt bị lừa” khi đọc tin đăng bán nhà phố Quận 12.
Căn nhà có diện tích 60 m2 gồm 1 trệt 3 lầu mà giá chỉ 1,4 tỉ đồng, lại có sổ hồng riêng nhưng chủ nhà cần bán gấp vì công ty sắp phá sản.
Thế nhưng đến khi liên hệ thì nhân viên môi giới cho biết đây là 4-8 căn nhà chung sổ, 1,4 tỷ chỉ mua được một căn 16 m2.
Như vậy việc rao bán nhà đất cắt lỗ có thể chia thành 2 trường hợp:
- Chiêu trò mà nhiều nhân viên môi giới sử dụng để lấy thông tin và số điện thoại khách hàng.
- Con số lỗ ảo dù mức bán có thấp hơn chủ đầu tư ở thời điểm hiện tại.
Cụ thể, lỗ ảo là do chênh lệch về giá giữa lần mở bán đầu với những lần sau nên sau vài đợt mở bán, người mua đầu tiên có thể lời đến 10 – 15%.
Do đó, nhà đầu tư thứ cấp chỉ cần bán rẻ hơn giá chủ đầu tư 5% là đã có lời 5 – 10%. Như vậy, họ rao bán lỗ 5% nhưng thực chất thì không lỗ.
>> Xem thêm: Yếu tố nào sẽ tác động đến sự bứt phá của bất động sản 2020?
3. Có nên bắt đáy nhà đất trong năm 2020?
Có cung ắt sẽ có cầu. Có người bán nhà đất cắt lỗ thì sẽ có người mua chờ thời để bắt đáy thị trường. Nhiều người cho rằng BĐS có thể đóng băng, giá nhà sẽ còn giảm nữa.
Như vậy, có nên bắt đáy thị trường vào thời điểm này hay không?
Việc bắt đáy thị trường không phải là điều dễ dàng, nhất là ở thời điểm hiện tại.
- Thứ nhất, việc siết chặt tín dụng từ cuối năm 2019 đã giúp nhiều nhà đầu tư không quá phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, khả năng cầm cự lâu hơn.
- Thứ hai, ảnh hưởng dịch bệnh là ảnh hưởng chung toàn nền kinh tế, việc chững lại của thị trường chỉ mang tính nhất thời do mọi người thắt chặt chi tiêu, hoàn toàn không phải “đóng băng” như nhiều người suy đoán.
- Thứ ba, chính phủ sẽ có các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp BĐS, điều này giúp họ giảm rủi ro phải bán tháo bán lỗ sản phẩm.
- Thứ tư, nhu cầu nhà ở thực vẫn rất lớn mà nguồn cung ngày càng thắt chặt, điều này khiến việc giảm giá nhà rất khó xảy ra.
Tuy nhiên, cũng không phải là không có cách để bắt đáy thị trường nếu nhà đầu tư thực sự có kinh nghiệm vững và tầm nhìn tốt.
>> Xem thêm: [Ý kiến chuyên gia] Đầu tư bất động sản trong bối cảnh dịch bệnh 2020
Bắt đáy thị trường khi đại dịch 2020 “hoành hành” cần tỉnh táo và kinh nghiệm dày dạn
Nhiều chuyên gia cũng nhận định khi đầu tư BĐS rất khó để biết khi nào là đáy vì phải qua thời điểm đó chúng ta mới biết được.
Cụ thể BĐS tăng trưởng liên tục trong 6 tháng thì thời điểm 6 tháng trước được gọi là thời điểm đáy.
Vậy nên, trước hết nhà đầu tư phải hiểu rõ tính hữu dụng của BĐS: có thể khai thác hay không hay là tài sản để dành.
Trong trường hợp khai thác được, chỉ cần giảm giá khoảng 10 – 20% so với mức giá chúng ta mong đợi thì có thể mua vào.
Giả sử bạn muốn mua miếng đất đang giao dịch có giá 1,2 đến 1,3 tỷ đồng mà bạn chỉ có 1 tỷ. Nhưng thị trường khó khăn, miếng đất còn 800-900 triệu đồng thì bạn hoàn toàn có thể mua vào.
Còn nếu mua để dành thì cần xem xét được mất khi thị trường hết khó khăn, có thể thanh khoản hay không. Nếu có thì có thể “thử một ít”.
Hơn nữa, nhà đầu tư phải có kế hoạch tài chính rõ ràng, chia nhỏ khoản tiền đầu tư nếu thấy hợp lý thì bỏ ra 1 phần để mua vào. Không nên sử dụng hết 100% tài chính để mua BĐS một lần.
Bạn đang theo dõi bài viết “Cảnh giác chiêu trò mua bán nhà đất cắt lỗ”. Để lại email An Khang Real sẽ luôn cập nhật những bài viết mới nhất đến bạn.
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ
*Mọi thông tin sẽ được bảo mật