Nội dung bài viết
Cập nhật thị trường Bất động sản thương mại sau dịch:
Thị trường đầu tư bất động sản (BĐS) rất đa dạng. Trong đó có bất động sản thương mại.
Khoảng 2 năm gần đây, loại hình này được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Khả năng mang lại lợi nhuận tốt, tính thanh khoản cao là yếu tố quyết định của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, quý 1/2020 vừa qua lại khiến bất động sản thương mại bị ảnh hưởng nặng nề.
1/ Bất động sản thương mại là gì?
Đây là một loại hình được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi những lợi thế mà nó sở hữu.
Bất động sản thương mại bao gồm:
- Tòa nhà văn phòng (bao gồm những tòa nhà chọc trời và cả những tòa nhà nhỏ).
- Khu căn hộ với ít nhất năm phòng.
- Cửa hàng, cửa hiệu.
- Khách sạn và nhà hàng.
- Khu công nghiệp (nhà máy, kho bãi,v.v…)
Tiềm năng đầu tư của bất động sản thương mại:
Loại hình BĐS này lấy lợi thế về vị trí, hạ tầng, tiện ích để cung cấp dịch vụ cho cộng đồng.
Do đó, các dự án thuộc bất động sản thương mại thường tọa lạc tại trung tâm, khu dân cư đông đúc, trục đường lớn…
Các loại hình thương mại phổ biến hiện nay là khách sạn, nhà hàng, mặt bằng bán lẻ và trung tâm thương mại…
BĐS thương mại được sinh lời từ hoạt động kinh doanh và giá trị mặt bằng và tính thanh khoản.
Giá trị mặt bằng tăng theo thời gian dễ dàng cho thuê lại và có nguồn thu nhập ổn định.
Khi có nhu cầu cao, tính thanh khoản của BĐS thương mại tốt hơn so với những sản phẩm khác.
Có nhiều đơn vị đang đi đầu trong mô hình đầu tư này khi nắm trong tay nhiều tòa nhà. Điển hình như: G-Office, Replus, VNOffice, L’MAK…
Với một bất động sản thương mại, bạn sẽ có rất nhiều người thuê. Nếu một người không thuê nữa, những người khác sẽ đến thuê.
Dòng tiền thu được sẽ có thể đảm bảo, tiền cầm cố bạn phải trả. Mỗi người thuê như một chiếc cột trụ chống đỡ cho sự đầu tư của bạn.
Xem thêm: Officetel là gì?
2/ Bất động sản thương mại đã bị ảnh hưởng như thế nào từ dịch Covid – 19?
Bất động sản thương mại nói chung và bán lẻ nói riêng đang chịu ảnh hưởng lớn từ Covid – 19.
Khách thuê mặt bằng tại các khu vực trung tâm thành phố luôn phải chi trả tiền thuê rất cao. Giá thuê có thể dao động từ 5.000 đến 20.000 USD/tháng.
Thị trường BĐS nhà phố cho thuê đã và đang chứng kiến một đợt trả mặt bằng hàng loạt.
Đặc biệt, các khu vực trung tâm, những nhà phố chuyên cung cấp dịch vụ F&B sầm uất.
Đối với các cửa hàng dịch vụ ăn uống tại tuyến phố sầm uất Ngô Đức Kế, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi… luôn phải gồng giá thuê cao hơn 30% – 50% so với các con đường khác.
Chuyên gia cũng cho biết Covid – 19 xảy ra buộc doanh nghiệp phải cắt giảm mọi chi phí.
Một số công ty không trụ được đành phải cắt giảm nhân sự, thậm chí đóng cửa tạm thời hoặc trả luôn mặt bằng, ngừng kinh doanh.
Theo ghi nhận của Savills, không chỉ riêng khu vực nhà phố mà các TTTM gặp khó khăn, lượng khách đến mua sắm giảm chóng mặt, kể cả những TTTM sôi động nhất thành phố.
Vào nửa đầu tháng 2 lượng khách giảm rõ rệt lên đến 80%. Khách thuê trong TTTM cũng đang đau đầu với bài toán kinh doanh khi lượng khách sụt giảm quá lớn.
Nhiều cửa hàng đã thông báo xin được hỗ trợ giảm tiền thuê từ chủ nhà. Một số khác thì xin đóng cửa tạm thời hoặc chấm dứt hợp đồng thuê.
3/ Giải pháp nào để vực dậy mô hình bất động sản này?
Tác động của Covid – 19 có thể nhìn thấy qua lĩnh vực dịch vụ. Ngành nghề đang chiếm 42% GDP Việt Nam, trong đó có bất động sản.
Khách thuê kinh doanh nhà hàng quyết định ngừng kinh doanh, trả mặt bằng khi hết hợp đồng.
Trong khi một số vẫn tiếp tục duy trì kinh doanh giữ chỗ thì hoặc tạm dừng hoạt động hoặc thương thảo với chủ nhà để giảm giá thuê.
Nhà phố rao thuê tại các khu nổi tiếng như Phan Xích Long hay Hồ Tùng Mậu và Ngô Đức Kế (quận 1, TP.Hồ Chí Minh) khó tìm khách thuê trong thời điểm này.
Chủ yếu là do yêu cầu thuê nguyên căn; thêm vào đó là thời hạn hợp đồng thuê dài có thể lên đến 10 năm.
Để thu hút khách thuê, chủ nhà cung cấp giá thuê giảm từ 10% đến 20% so với giá cuối năm 2019. Linh hoạt cho thuê theo diện tích khách mong muốn, thay việc thuê nguyên căn.
Đối với các nhà phố đang cho thuê, nhiều chủ nhà cũng thương lượng hỗ trợ khách thuê về giá.
Một số chủ nhà chấp nhận miễn phí ít nhất 1 tháng thuê cho khách thuê kinh doanh nhà hàng. Giảm 30% đến 50% giá thuê trong ngắn hạn đối với khối kinh doanh cửa hàng tiện ích.
Các giải pháp để vực dậy mô hình đầu tư bất động sản thương mại:
- Bất động sản bán lẻ hiện đại không tăng giá thuê.
- Các chủ đầu tư có hỗ trợ khách thuê duy trì hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo tỷ lệ lấp đầy.
- Tiêu biểu như, Công ty CP Vincom Retail công bố hỗ trợ trên giá thuê cho các khách thuê.
- Bên cạnh đó, Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh cũng công bố sẽ triển khai thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho khách thuê từ 20% – 40%.
Bạn đang theo dõi bài viết “Bất động sản thương mại – Nhà đầu tư “bỏ của chạy lấy người” sau dịch?”. Để lại email An Khang Real sẽ luôn cập nhật những bài viết mới nhất đến bạn.
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ
*Mọi thông tin sẽ được bảo mật