Nội dung bài viết
Gần 2 tháng kể từ khi thông tin đại dịch Corona bùng nổ từ Vũ Hán – Trung Quốc vào ngày 31.12.2019.
Cả thế giới càng hoang mang hơn khi Giáo sư sức khỏe Gabriel Leung tại Đại học Hồng Kông cũng đã cảnh báo gần ⅔ dân số thế giới có thể nhiễm virus Corona mới nếu dịch bệnh không được kiểm soát.
Nhanh chóng, đại dịch đã lan rộng khắp nơi mà không còn là chuyện của riêng Vũ Hán.
Đại dịch Corona đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của nhiều Quốc gia, trong đó có cả Việt Nam, đặc biệt là với ngành du lịch.
1. Những tác động tiêu cực của đại dịch đến Ngành Du lịch Việt Nam
Rất dễ để nhận thấy được rằng, du lịch là một trong những ngành rất dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như chính trị, thiên tai, dịch bệnh.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều hãng hàng không trên thế giới như Air Canada, American Airlines, British Airlines, Cathay Pacific… đã giảm và hủy chuyến bay đến Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra thông báo dừng khai thác tất cả các chuyến bay đi và đến giữa Việt Nam và các vùng có dịch tại Trung Quốc. Mặt khác, để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Chính phủ Trung Quốc cũng đặt ra những chính sách hạn chế xuất ngoại đối với người dân Trung Quốc.
Theo thống kê, hằng năm lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam là rất lớn. Việc hạn chế xuất ngoại hay cấm xuất – nhập cảnh sẽ là tổn thất lớn với ngành du lịch Việt Nam.
Sự sụt giảm lượng khách quốc tế tại châu Á do đây được cho là khu vực có khả năng lây nhiễm cao hơn so với những điểm đến du lịch khác.
Khu vực Đông Nam Á, sau một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ về thu hút khách quốc tế (138 triệu khách quốc tế trong năm 2019 với tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng 7,8% trong vòng 9 năm trở lại đây).
Thì dự kiến trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm khách quốc tế tương đối lớn.
Một số điểm đến du lịch như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm du khách đến từ châu Âu, Australia, Mỹ… do ảnh hưởng của dịch bệnh.
2. Du lịch Việt Nam chấp nhận và thích nghi với tâm bão dịch bệnh
Khi vấn đề hồi sức của ngành du lịch đang được đặt ra ngay giữa tâm bão.
Chính giữa tâm dịch, du lịch Việt Nam đang chứng minh thương hiệu “Điểm đến an toàn” là lợi thế cạnh tranh của mình.
Thời gian này cũng chính là lúc ngành công nghiệp không khói này tìm ra cơ hội mới và tái cơ cấu lại.
Những kế sách đang được đề xuất cũng có thể thấy được rằng du lịch Việt Nam đang vượt bão ngay trong tâm bão.
Chiến dịch mới giúp vực dậy tình hình ngành du lịch
I am safe – Tôi an toàn là tên ý tưởng chiến dịch truyền thông xuất phát từ một doanh nghiệp đang được cộng đồng du lịch lữ hành hưởng ứng.
Với họ, điều này vừa thúc đẩy việc tăng các biện pháp an toàn, vừa chuyển tải kịp thời đến du khách về một Việt Nam vẫn an toàn để ngăn khách hủy, hoãn tour hàng loạt.
Ý tưởng này là cách doanh nghiệp du lịch đang học hỏi nhiều quốc gia trong việc tuyên truyền trong và sau khủng hoảng
Với Thái Lan, sau những sự cố liên quan đến chính trị, dịch bệnh thì các cơ quan du lịch Thái lập tức có những chiến dịch truyền thông, tổ chức sự kiện, mời truyền thông quốc tế, nhân vật có tầm ảnh hưởng đến mạng xã hội đến tham quan và kể những câu chuyện về Thái Lan.
Các chiến dịch này có thông điệp rất rõ ràng, nhất quán, nhờ vậy du lịch Thái Lan vượt qua những cú sốc rất nhanh.
Mới đây nhất, thành phố Kyoto Nhật Bản, tranh thủ Corona, tung ra chiến dịch “Du lịch vắng” quảng bá những điểm du lịch trong mơ bỗng trở nên lý tưởng để du lịch thời điểm này vì du khách sẽ không phải chịu cảnh chen chúc.
Với Việt Nam, lúc này chính là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp tận dụng đẩy mạnh thương hiệu điểm đến an toàn cho du khách, giúp tháo gỡ cho thị trường đang giai đoạn khó khăn.
Xem thêm: Cơ hội vùng dậy của Bất động sản nghỉ dưỡng sau cơn bão Corona
Làm cách nào để kích cầu du lịch?
Lập bản đồ vùng an toàn – lựa chọn các điểm đến phù hợp cho khách du lịch kể cả trong nước lẫn nước ngoài.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú và cả các hãng hàng không đang cùng bắt tay thực hiện để khẩn trương khôi phục thị trường.
Không chỉ liên tục cập nhật thông tin từ các địa điểm du lịch, tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế, các doanh nghiệp lữ hành còn tung hàng loạt ưu đãi giảm giá để kích cầu với mức giảm từ 30% trở lên.
Giải pháp của Chính phủ để giúp phát triển du lịch ngay cả trong mùa dịch
Du lịch đóng góp trực tiếp 9,2% GDP và có thể lên đến 18% nếu tính luôn cả mức đóng góp gián tiếp vào GDP Việt Nam.
Ước tính 7 tỷ USD thiệt hại của ngành du lịch có lẽ vẫn chưa là con số cuối cùng.
Chính vì thế, du lịch đang là ngành được đặc biệt quan tâm tính đến thời điểm hiện tại.
Vừa qua, Hội đồng Tư vấn du lịch đã có một bức thư gửi Thủ tướng kiến nghị nhiều giải pháp nhằm phục hồi khẩn cấp một ngành kinh tế quan trọng của quốc gia sau dịch bệnh.
Đó là đề xuất miễn thị thực và kéo dài thời hạn lên 30 ngày, cho phép trở lại bất kỳ lúc nào đối với các thị trường ổn định.
Với doanh nghiệp, trước mắt giảm ngay thuế giá trị gia tăng du lịch từ 10% xuống 5%. Cho phép nộp thuế chậm từ 6 – 12 tháng không bị phạt.
Đây cũng là mong muốn và kiến nghị của nhiều Hiệp hội Du lịch các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội đồng tư vấn du lịch còn đề xuất giải ngân cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch quốc gia để thực hiện kế hoạch hành động tiếp thị và quảng bá.
Ngày 18/2, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Anh Quốc đã diễn ra Lễ khai trương Văn phòng Xúc tiến Du lịch Việt Nam tại Anh Quốc.
Văn phòng đầu tiên tại châu Âu này là một tín hiệu tích cực cho hoạt động xúc tiến quảng bá từ việc kích hoạt nguồn quỹ hỗ trợ du lịch.
Đợt dịch lần này như một lần tổng duyệt khả năng ứng phó của từng người làm du lịch và là cơ hội để thấy rằng, giải pháp là luôn có, vấn đề chỉ là quyết tâm đối phó, thích nghi và phát triển tư duy mới về du lịch ngay trong đại dịch.
Thị trường bất động sản luôn thay đổi liên tục khiến các nhà đầu tư ngày càng khó khăn trong việc lựa chọn dự án để “xuống tiền”. Hãy để An Khang Real cập nhật thông tin đúng nhu cầu đến Quý khách.
[elementor-template id=”5366″]