Nội dung bài viết
Đầu tư vàng 2020 – Những điều được và mất
Vàng là kênh đầu tư hấp dẫn và quen thuộc với rất nhiều người.
Thế nhưng, không phải ai cũng đầu tư và sinh lời tốt bằng kim loại quý hiếm này.
Cùng An Khang Real đi tìm câu trả lời: Những điều được và mất khi đầu tư vàng. Nên đầu tư dài hạn hay ngắn hạn.
Vàng từng là đơn vị “tiền tệ” phổ biến nhất thế giới.
Vàng được xem là kim loại quý giá nhất thế giới, được sử dụng nhiều trong ngành trang sức, nha khoa và điện tử.
Vàng có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích, là dạng kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng và chiếu sáng.
Từ rất lâu trước đây, vàng được đúc thành các đồng tiền, có giá trị thương mại rất cao và được sử dụng rộng rãi.
Cho đến khi tiền giấy xuất hiện thì các nước lại áp dụng hệ thống kinh tế gọi là bản vị vàng. Nghĩa là các tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hoặc tiền xu) cam kết nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu.
Đến năm 1975, hệ thống bản vị vàng chính thức bị bãi bỏ. Thay vào đó và tiền pháp định được áp dụng, Nhà nước áp đặt sử dụng đồng tiền do họ phát hành, yêu cầu nộp thuế, thanh toán cho Chính phủ bằng đồng tiền đó.
Tuy nhiên, các ngân hàng Trung ương tại một số quốc gia lớn vẫn dự trữ vàng nhưng mức độ đã giảm đi đáng kể. Nguyên nhân vì không còn bị bắt buộc “bảo chứng” cho giá trị của tiền nữa.
Sản xuất và tiêu thụ vàng trên toàn thế giới cập nhật mới nhất 2020
Tính đến năm 2017, sản lượng vàng toàn cầu đạt 3.247 tấn. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia có lượng sản xuất và tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Tiếp đến Mỹ, Nga, Úc và Peru.
Trong đó, nhu cầu tiêu thụ vàng trong lĩnh vực trang sức chiếm 50%, đầu tư chiếm 40% và sản xuất phục vụ công nghiệp chỉ đạt 10%.
Điều đặc biệt của vàng chính là độ bền và nó hầu như không mất đi giá trị sử dụng. Vàng có thể thu lại, tái sử dụng nên tính thanh khoản cực kỳ cao.
Việt Nam cũng là một trong số 20 quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới.
Trên thị trường thế giới, vàng được đo theo hệ thống khối lượng troy, trong đó 1 troy ounce (ozt) tương đương 31,1034768 gam.
Ở Việt Nam, khối khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là lượng (lượng hay lạng) hoặc chỉ. Một lượng vàng nặng 37,50 g. Một chỉ bằng 1/10 lượng vàng.
Công thức quy đổi đơn vị tính gram – oz (troy ounce) như sau:
- 1 troy oz = 31.1034768 grams.
- 1 Lượng (37.5 g) = 37.5/31.103478 oz = 1.20565 oz
- 1 oz = 0.82945 Lượng
Công thức cơ bản để tính giá vàng Việt Nam:
- Giá vàng VIệt Nam = (Giá Thế giới + phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1 + thuế NK) : 0.82945 x tỉ giá USD/VND.
Tuy nhiên, giá vàng Việt Nam luôn cao hơn giá của cách tính cơ bản. Độ chênh lệch này do luật cung cầu tại thị trường Việt Nam quyết định.
Xu thế 2020: đầu tư vàng là đầu tư ngắn hạn hay dài hạn?
Điều gì quyết định đến giá vàng? Tại sao mọi người đều đổ xô đi mua vàng và điều gì tác động đến giá trị của nó?
Những người tham gia vào thị trường vàng thường đối mặt với rủi ro khó đoán biết khi họ đầu tư vào vàng. Khi mà nó chịu tác động của một nhân tố trong khi những nhân tố khác kiểm soát biến động của giá vàng. Các nhân tố đó là:
– Lạm phát và giảm phát
– Lòng tham và sự sợ hãi
– Cung và cầu
Đầu năm 2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 mà thị trường vàng cũng đã có 1 tuần biến động chóng mặt. Thậm chí có thời điểm giá vàng đạt ngưỡng 49 triệu đồng/lượng.
Các nhà đầu tư bán tháo các tài sản và tích trữ tiền mặt vì lo sợ những ảnh hưởng của dịch.
Họ bắt đầu hạn chế đổ tiền vào các kênh đầu tư mạo hiểm mà thay vào đó là đầu tư dạng “lướt sóng”. Trong khi đó, chứng khoán châu Âu chưa thể phục hồi mà còn có nguy cơ rơi vào khủng hoảng và giải pháp thay thế là vàng.
Cụ thể, khi giá vàng tăng mạnh, nhiều người bắt đầu đổ xô đi mua vào, vì lo ngại rằng vàng sẽ còn tăng giá hơn nữa. Đến lúc đó sẽ có thể bán ra lấy giá chênh lệch.
Song có thể chưa đầy 24h sau, giá vàng sụt giảm, người mua không kịp bán ra và phải chịu lỗ, rủi ro không mong muốn.
Giá vàng là điều rất khó đoán trước mà những nhân vật “cộm cán” đôi khi còn gặp thất bại. Có người chọn cách mua vào khi vàng xuống thấp rồi chờ tăng giá, người thì đợi giá cao mà bán tháo ra… nhưng nhìn chung đều không an toàn, thậm chí lỗ.
Đây là xu hướng của những nhà đầu tư ngắn hạn.
Trong ngắn hạn, giá vàng có thể nhảy một cách ngẫu nhiên gần như không ai đoán trước được.
Do đó, tại những thời điểm vàng biến động mạnh, những nhà đầu tư dài hạn hiếm khi để tâm đến.
Bởi lẽ họ biết rõ, thông thường trước khi vàng lên giá, sẽ có một vài cơn xuống giá để “xử”, hù dọa những người mua vào, tương tự với khi vàng chuẩn bị giảm.
Lúc này, những nhà đầu tư dài hạn góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường vàng bằng cách nắm giữ các hợp đồng tương lai và cổ phiếu vàng. Bởi chúng cung cấp nguồn cung cho những người muốn mua ở mức giá thấp nhất.
Vàng là tài sản có giá trị lớn, tuy nhiên lượng cung hạn chế mà lượng cầu thì luôn tăng. Nên về cơ bản, giá vàng sẽ luôn tăng nhưng sẽ không tăng đều như sự kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư mà chỉ tăng cao khi có biến động.
Tuy nhiên, thời điểm này không phải là thời điểm thuận lợi để đầu tư.
Dựa theo kinh nghiệm trong việc giải quyết khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi kinh tế biến động, suy thoái, giá vàng sẽ tăng rất cao. Nhưng nó sẽ được điều chỉnh khi chính phủ đưa ra các chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm lạm phát…
Như vậy, đồ thị đơn giá vàng luôn thể hiện xu thế tăng với những đường ziczac lên xuống cực đại. Ví dụ điển hình:
- Giai đoạn năm 1990 – 2005: giá vàng khá thấp, và khá ổn định. Giá dao động ở mức 400 USD/ounce, thất nhất là 252.
- Giai đoạn 2005 – 20011: Giá vàng tăng nhanh. Bắt đầu mức giá 444 USD/ouce, giá vàng đã tăng dần đều trong các năm này, và đạt đỉnh 1,896 USD/ounce trong năm 2011.
- Giai đoạn 2011 – 2015: Giá vàng giảm dần đến mức USD 1,100/ouce.
- Giai đoạn 2015 – 2019: Giá vàng tăng đều trở lại. Mức đóng cửa ngày 14/1/2020: 1552 USD/ounce.
Nhà nước không khuyến khích đầu tư vàng
Việc tích trữ một lượng vàng lớn trong dân sẽ không có lợi cho nền kinh tế. Bởi lẽ vàng có giá trị quan trọng gần như một tài sản có khả năng chuyển đổi trong bất kỳ nền kinh tế nào, kể cả thị trường và phi thị trường.
Do đó, vàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia. Việc dân tích trữ vàng đồng nghĩa với việc lãng phí nguồn lực trong việc sử dụng vàng như 1 công cụ chuyển đổi sang công cụ đầu tư khác.
Việc tích trữ vàng hầu như không đóng góp gì cho nền kinh tế mà mặt khác còn làm tốn ngoại tệ do chúng ta phải nhập nhiều hơn xuất.
Một số chuyên gia cho biết, số vàng mà người dân Việt Nam tích trữ phòng thân hoặc đầu tư có thể lên đến 500 tấn. Một con số không hề nhỏ mà đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thể huy động để phát triển đất nước được.
Có 3 nguyên nhân chính khiến việc thu hồi vàng trở nên khó khăn:
Thứ nhất, lòng tin của dân với nhà nước vào đồng nội tệ. Việc coi trọng vàng và nội tệ khiến cho vai trò của đồng nội tệ suy yếu dẫn đến những rủi ro trong hệ thống kinh tế Việt Nam.
Hơn nữa, người dân không có lòng tin nên không sẵn sàng mở hầu bao, sử dụng đến tài sản vàng mà họ cất kỹ.
Thứ hai, rủi ro tăng giá. Nếu nhà nước huy động vàng và đổi ra tiền thù rủi ro tăng giá cực kỳ cao vì giá vàng thế giới luôn tăng. Nếu xem vàng là sản phẩm cầm cố thì sẽ giảm thiểu được rủi ro này.
Thứ ba, tăng sự đầu cơ vào vàng. Vì trước đây, Ngân hàng chấp nhận vàng tương đương với tiền, trả lãi trên vàng ký gửi, thế nhưng điều này khiến tình hình đầu cơ vàng lại tăng lên.
Hiện nhà nước Việt Nam có một số quy định xử phạt trong việc quản lý hoạt động kinh doanh như sau:
“Theo Nghị định 24/2012 của Chính phủ (về quản lý hoạt động kinh doanh vàng), hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Việc mua bán vàng hay thu đổi ngoại tệ không đúng quy định sẽ bị xử phạt từ 50 – 100 triệu đồng, áp dụng cho cả bên mua lẫn bên bán. Ngoài phạt tiền thì vi phạm này còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu vàng, ngoại tệ giao dịch”.
Bên cạnh đó, Vàng không giấy tờ, nguồn gốc có nguy cơ bị thu giữ.
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ
*Mọi thông tin sẽ được bảo mật